Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp 5 xu hướng sản xuất trong thời đại 4.0

5 xu hướng sản xuất trong thời đại 4.0

30/10/2018 | 2235 lượt xem

5 xu hướng sản xuất trong thời đại 4.0

Thế giới đang trải qua những thay đổi lớn nhất của ngành công nghiệp trong hơn 100 năm qua, chính vì thế, Sản Xuất trở thành một chủ đề nóng hổi được nhiều sự quan tâm.

Giáo sư Klaus Schwab, tác giả cuốn sách The Fourth Industrial Revolution (Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư) đã nêu rõ, chúng ta đang ở giai đoạn giữa của cuộc cách mạng 4.0. Ngược về lịch sử, Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất diễn ra vào cuối những năm 1700 (động cơ hơi nước). Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào đầu thế kỉ 20 (năng lượng điện), và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra sau cuộc chiến tranh thế giới thứ II với sự ra đời của máy móc tự động dựa vào máy tính, thiết bị điện tử.

Như một tiến trình tất yếu, Cuộc cách mạng công nghiệp mà chúng ta đang trải qua- cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0, được thúc đẩy bởi các tiến bộ bao gồm sản xuất thông minh, robot, trí tuệ nhân tạo và Internet of Things (IoT). Kéo theo đó là 5 xu hướng sản xuất trong tương lai:

1. Công nghệ sản xuất 360

Công cụ mới cho phép các công ty sáng tạo và kiểm định tình huống trong thế giới ảo. Ví dụ: dùng để mô phỏng quá trình thiết kế và kiểm tra dây chuyền lắp ráp trước khi sản xuất sản phẩm ngoài đời thực.

Mô phỏng giai đoạn chế tạo sản phẩm giúp giảm thời gian sản xuất và đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra đúng theo dự định của công ty.

Tại công ty Flex, họ đang sử dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ từ xa, cho phép mọi người ở các vị trí khác nhau trên thế giới kết nối với nhau và cùng giải quyết các vấn đề rắc rối. Điều này cho phép một kỹ sư ở Trung Quốc tham khảo ý kiến ​​của một kỹ sư ở Hoa Kỳ về vấn đề kỹ thuật và nhận được phản hồi nhanh chóng, trực quan thông qua kính thực tế ảo AR (Augmented Reality), giúp đẩy nhanh tốc độ giải quyết vấn đề và giảm đáng kể chi phí đi lại.

2. Công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D là một dấu mốc quan trọng trong thế giới sản xuất, cho phép chúng ta tạo ra các sản phẩm hữu hình liền mạch chỉ với một công cụ.

Điều này sẽ giúp bạn tăng khả năng nâng cấp thiết kế cho sản phẩm của mình. Ví dụ thông thường thiết kế của bạn cần 6 miếng ghép, thì công nghệ in 3D có thể thực hiện chỉ trong một lần mà không cần thêm các quy trình như hàn hoặc đinh vít.

Công nghệ in 3D giúp làm giảm chất thải bằng cách tái chế nhựa và cắt giảm thời gian chờ đợi. Lợi ích nó đem lại cho công nghệ sản xuất rất đa dạng, giúp tăng tính khả thi cho các sản phẩm từ ngành đồ chơi cho tới các thiết bị y tế.

3. Sản xuất trên hệ thống tự động

Tự động hóa là một khía cạnh quan trọng khác của tương lai ngành công nghiệp. Khoảng 50% các quy trình sản xuất của công ty Flex đã được hoàn toàn tự động. Tự động hóa đem lại mức độ chính xác và năng suất cao hơn. Công nghệ này thậm chí có thể làm tốt ở những môi trường khắc nghiệt không an toàn với con người. Thế hệ robot mới ngày càng dễ dàng sử dụng hơn, với các tính năng như nhận dạng giọng nói và hình ảnh để thực hiện các nhiệm vụ phức tạp của con người. Một lợi thế khác nữa của robot là chúng sẽ làm chính xác những gì bạn yêu cầu- không thừa không thiếu.

4. Xây dựng các nhà máy thông minh – sử dụng công nghệ điện toán đám mây

Bên cạnh robot và công nghệ thực tế ảo, các nhà máy cũng đang thúc đẩy cải tiến sử dụng điện toán đám mây và cảm biến thông minh. Bộ cảm biến thông minh có thể thực hiện các công việc như chuyển đổi dữ liệu thành các đơn vị đo khác nhau, kết nối với các máy móc khác, thống kê lưu trữ, phản hồi và tự động ngắt các thiết bị nếu xảy ra vấn đề để đảm bảo an toàn.

Internet of Things (IoT) cho phép ta thu được thông tin chính xác vào đúng thời điểm để đưa ra các quyết định đúng đắn. Tất cả các dữ liệu này cũng như phản hồi của khách hàng sẽ có tác động đáng kể đến hoạt động nghiên cứu và phát triển, giúp đem lại nhiều trải nghiệm người dùng, thúc đẩy đổi mới.

5. Sự lên ngôi của robot nhưng vẫn do con người điều khiển

Xây dựng một khu vực sản xuất với các robot, công nghệ thực tế ảo và thực hiện phân tích dữ liệu bằng các thiết bị thông minh, vậy khi đó con người sẽ làm gì? Hay nói cách khác, trong thời đại công nghiệp 4.0, lực lượng lao động sẽ như thế nào?

Mặc dù còn nhiều thách thức nhưng vẫn có nhiều dự đoán rằng máy móc sẽ thế chân con người. Tuy nhiên, phần lớn công nghệ tự động hóa được sử dụng cho những công việc được coi là không an toàn cho con người. Như vậy, robot không thể thay thế, nó chỉ là một công cụ bổ sung giúp con người hoàn thành công việc hiệu quả hơn. Chúng ta vẫn cần những người có thể quản lý chúng.

Giống như sự chuyển đổi từ công việc nông trại sang công việc của nhà máy vào đầu thế kỷ 20, hầu hết mọi ngành sẽ cần những hình thức lao động mới. Và đây chính là lúc mà thế giới cần một nguồn nhân lực có thể xây dựng phần cứng, phần mềm; những người có thể thiết kế tự động hóa và chế tạo robot; cũng như những người có thể thích nghi và quản lý các thiết bị đó.

Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, những khó khăn của bạn trong quá trình sản xuất sẽ được giải quyết triệt để. Bạn có thể thực hiện việc quản lý sản xuất hiệu quả mà không mất nhiều công sức. Nhờ đó mà quá trình sản xuất được tiến hành hiệu quả, chất lượng và khoa học hơn. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT