Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Các phương pháp quản lý sản xuất phổ biến

Các phương pháp quản lý sản xuất phổ biến

24/01/2019 | 1583 lượt xem

Các phương pháp quản lý sản xuất phổ biến

Quản lý sản xuất là một giai đoạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với các khu nhà máy, khu xưởng trong doanh nghiệp. Công việc quản lý sản xuất rất quan trọng trong các nhà máy: giám sát, điều phối và đảm bảo sản xuất kịp tiến độ. Vậy làm thế nào để quản lý sản xuất hiệu quả? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Các phương pháp quản lý sản xuất

Hiện nay có ba phương pháp quản lý sản xuất được các doanh nghiệp sản xuất áp dụng:

1. Phương pháp quản lý tổ chức dây chuyền

Tính liên tục là đặc điểm chủ yếu của sản xuất dây chuyền. Muốn đảm bảo tính liên tục thì phải chia nhỏ quá trình sản xuất thành từng bước công việc nhỏ theo một trình tự hợp lý nhất. Mỗi nơi làm việc được phân công chuyên trách một bước công việc nhất định.

2. Phương pháp quản lý sản xuất theo nhóm

Đặc điểm là không thiết kế quy trình công nghệ, bố trí máy móc, dụng cụ để sản xuất từng loại chi tiết cá biệt mà làm chung cho cả nhóm, dựa vào các chi tiết tổng hợp đã lựa chọn. Các chi tiết trong cùng nhóm được gia công trong cùng một lần điều chỉnh máy.

3. Phương pháp đơn chiếc

Tổ chức sản xuất chế biến sản phẩm từng chiếc một hay từng đơn đặt hàng nhỏ. Theo phương pháp này người ta không lập quy trình công nghệ một cách tỉ mỉ cho từng sản phẩm mà chỉ quy định những công việc chung.

Các kỹ năng quản lý sản xuất mà người quản lý sản xuất cần biết

  • Kỹ năng tổ chức sản xuất: quan trọng nhất trong số các kỹ năng quản lý sản xuất. Người quản lý phải là người nắm bắt được những yêu cầu, chỉ tiêu sản xuất, đặc trưng của sản phẩm để có kế hoạch tổ chức sản xuất hợp lý nhất. Hoạt động tổ chức sản xuất cần đảm bảo độ chính xác cao, tính khoa học và tính khả thi trong đó.
  • Định mức lao động và áp dụng mức lao động tại tổ sản xuất: Người quản lý phải hiểu rõ được đặc trưng của từng công đoạn, từng đội sản xuất để có kế hoạch chi tiết định mức và yêu cầu cụ thể. Việc định mức và tổ chức các nhóm lao động không chính xác sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả quá trình, đến dây chuyền làm việc của cả đội sản xuất.
  • Tạo động lực cho nhân viên: Người quản lý tốt cần có chế độ đãi ngộ phù hợp cho nhân viên. Phải nhìn thấy được tính chất công việc để có chiến lược tăng hiệu quả nhưng giảm giờ làm cho nhân viên bằng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, bằng việc cắt giảm những công đoạn không cần thiết, làm mới sản phẩm,…
  • Hoạch định lịch trình sản xuất: Cần nắm bắt một cách tổng quát tính chất và đặc trưng của từng công việc, yêu cầu của từng giai đoạn cụ thể, từ đó có sự sắp xếp phù hợp nhất, tạo điều kiện cho quá trình làm việc của mỗi bộ phận được thực hiện thuận lợi và mang lại giá trị, chất lượng cao.
  • Lựa chọn bộ công cụ quản lý thông minh: Quá trình quản lý sản xuất cần rất nhiều yêu cầu và nhiệm vụ khắt khe, đòi hỏi tính chính xác và khoa học cao. Đó là lý do người quản lý cần phải sử dụng một bộ công cụ quản lý thông minh, có thể giúp người quản lý có thể đảm bảo công việc được thực hiện hiệu quả.

Mô tả công việc quản lý sản xuất

Tùy thuộc vào từng công ty mà sẽ có những yêu cầu và mô tả công việc khác nhau, dưới đây là một trong số những mô tả công viẹc của người quản lý sản xuất cơ bản:

  • Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi công nhân của nhà máy để đảm bảo công nhân đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn.
  • Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực.
  • Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách.
  • Nếu cần thiết, thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu.
  • Theo dõi tiến độ sản xuất, nắm vững các hiện tượng bất thường, điều hòa và kịp thời thông báo tin tức bất thường lên cấp trên và phòng kinh doanh. Viết báo cáo sản xuất.
  • Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, các xưởng sản xuất, bồi dưỡng và điều hòa mối quan hệ giữa các phòng ban.
  • Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất.
  • Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó.
  • Tổ chức cải tiến kỹ thuật và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất.
  • Phân tích năng suất tiền năng của các thiết bị sản xuất và căn cứ vào tình hình nguyên liệu lập ra kế hoạch sản xuất ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất.
  • Tiếp nhận tin tức của phòng kinh doanh, sắp xếp kế hoạch xuất hàng.
  • Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề.
  • Đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và phải kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.
  • Tiếp nhận lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu theo công sản xuất.

Quý  doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

 

 

 

 

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT