Công việc quản lý nhà hàng
CÔNG VIỆC QUẢN LÝ NHÀ HÀNG
Đối với người quản lý nhà hàng, có rất nhiều công việc và nhiệm vụ đòi hỏi người quản lý phải thực hiện. Để nhà hàng có thể hoạt động tốt và ngày càng phát triển, nhiệm vụ ấy lại đòi hỏi tính đổi mới, tư duy và sáng tạo. Tuy nhiên trước tiên, chúng ta cần phải biết công việc quản lý nhà hàng bao gồm những nhiệm vụ gì?
Quản lý nhân viên nhà hàng
Nhân viên là đội ngũ trực tiếp tạo nên giá trị của nhà hàng. Họ là đội ngũ đông nhất, số lượng nhiều nhất, do vậy, người quản lý cần phải có những cách quản lý phù hợp và hiệu quả đối với đội ngũ nhân viên của mình.
Người quản lý nhà hàng phải là người đưa ra những phương án, chiến lược tuyển chọn nhân viên về làm việc cho mình. Trong đó, quản lý phải đặt ra những yêu cầu cụ thể cho nhân viên phù hợp với đặc trưng của nhà hàng và yêu cầu của từng bộ phận. Cụ thể, mục tiêu khách hàng là giới trẻ thì nhân viên không thể là những người ở độ tuổi trung niên được, và bộ phận lễ tân phải chú ý đến nhiều yếu tố về ngoại hình, tính cách, giọng nói, khả năng giao tiếp,…
Bên cạnh đó, người quản lý phải hướng dẫn cụ thể công việc và yêu cầu dành cho từng nhân viên, từng bộ phận. Qua từng đơn vị thời gian nhất định, họ phải là người trực tiếp đánh giá kết quả làm việc và có chế độ thưởng phạt phù hợp với năng suất làm việc, thái độ làm việc và mức độ cống hiến của từng nhân viên, từng bộ phận cụ thể.
Quản lý tài chính của nhà hàng
Đối với vấn đề tài chính của nhà hàng, người quản lý phải là người trực tiếp theo dõi và giám sát một cách cụ thể. Những hóa đơn bán hàng, hóa đơn hủy bán hàng được thống kê cụ thể, chi tiết hàng ngày qua báo cáo của nhân viên và trưởng mỗi bộ phận. Việc kiểm soát khắt khe nguồn tài chính như vậy giúp cho quản lý nhận biết được xu hướng phát triển của nhà hàng, thấy được những lý do đi xuống hoặc những thế mạnh của nhà hàng để có được phương hướng cụ thể trong tương lai.
Quản lý tài chính cần có sự chính xác và cụ thể để tránh được những trường hợp mất mát không đáng có, ảnh hưởng tới nguồn thu của nhà hàng.
Điều hành mọi công việc của nhà hàng
Mỗi bộ phận của nhà hàng đều có sự liên quan, gắn kết với nhau, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Chính vì thế, người quản lý nhà hàng cần phải chú trọng việc điều phối, phân chia công việc của mỗi bộ phận và nhân viên trong nhà hàng cụ thể. Đặc biệt, tạo ra một hệ thống có sự nhất quán, thống nhất chính là điều cần thiết để hoạt động của nhà hàng được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Người quản lý nhà hàng bên cạnh việc theo dõi hoạt động của nhà hàng còn cần phải chủ động giải quyết những bất cập, những mâu thuẫn trong công việc một cách hợp lý nhất.
Quản lý hàng hóa, tài sản
Hàng hóa và tài sản là những thứ thiết yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động của nhà hàng. Theo dõi được số lượng cụ thể và tình trạng của mỗi loại hàng hóa để có thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường của các bộ phận.Người quản lý nhà hàng phải trực tiếp ký duyệt những hóa đơn mua hàng hóa hàng ngày, những dụng cụ phục vụ cho hoạt động của nhà hàng. Họ cũng chính là người trực tiếp ký nhận và kiểm tra phiếu xuất kho và xử lý bộ phận thực phẩm hư hỏng. Việc làm này cần phải thực hiện đều đăn theo từng ngày, từng tuần, từng tháng và từng quý để người quản lý có thể nắm được tình hình hoạt động của nhà hàng có thuận lợi hay không, có hiệu quả hay không và đề ra những phương án cụ thể trong tương lai.
Quy định và điều phối các phương án phục vụ
Trong giai đoạn hiện nay xuất hiện rất nhiều nhà hàng, chính vì thế để có thể cạnh tranh được trên thị trường, nhà hàng của bạn phải thực sự độc đáo, phải thực sự đặc biệt và có điểm nhấn hơn so với những nhà hàng khác. Điều đó đến từ phương án phục vụ của đội ngũ nhân viên, đội ngũ những người phục vụ và cả tính chất đặc điểm của từng loại món ăn. Người quản lý phải đưa ra những ý tưởng và quy định cụ thể để đội ngũ nhân viên của mình có thể tạo ra một nhà hàng độc đáo, có điểm nhấn, thu hút được khách hàng.
Bên cạnh đó, việc xây dựng hình ảnh cũng không thể thiếu được việc thực hiện trang trí không gian nhà hàng. Đây cũng chính là một nhiệm vụ quan trọng của người quản lý. Bạn phải mô tả và xác định được phong cách cụ thể của nhà hàng mình và có sự điều động nhân sự hợp lý để có phương án hiệu quả nhất.
Giải quyết những vấn đề bất cập, nảy sinh ảnh hưởng trực tiếp đến nhà hàng
Trong quá trình hoạt động của nhà hàng, không tránh khỏi những vấn đề bất cập nảy sinh như sự cố đối với các loại nguyên liệu, hàng hóa, hư hỏng máy móc, dụng cụ, nhầm lẫn trong việc thanh toán hay việc khiếu nại của khách hàng,… Những vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh và lợi ích của nhà hàng, cần phải có sự điều hành và giải quyết vấn đề đó một cách hợp lý nhất của người quản lý nhà hàng.
SỬ DỤNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ NHÀ HÀNG FACEWORKS
Công việc của người quản lý nhà hàng không hề đơn giản. Mọi vấn đề từ nhân sự, đến hàng hóa, đến hóa đơn hay tạo hình ảnh của nhà hàng đều cần đến sự giải quyết trực tiếp từ người quản lý. Quy mô nhà hàng càng lớn thì công việc của người quản lý lại càng phức tạp. Họ cần đến một công cụ hỗ trợ phù hợp, khoa học để có thể thực hiện việc quản lý hiệu quả. Phần mềm quản lý nhà hàng có thể là giải pháp tốt nhất cho những người quản lý. Với những tính năng linh hoạt, hiện đại, người quản lý nhà hàng có thể thực hiện những công việc trên đơn giản hơn, chính xác hơn. Bên cạnh đó, người quản lý còn có thể ủy quyền cho người dưới cấp bậc để quản lý toàn diện và hiệu quả hơn.
Để biết thêm thông tin chi tiết về phần mềm quản lý nhà hàng Faceworks, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn hoặc để lại thông tin liên hệ dưới bài viết này.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT
Hà Nội: 27 – Tô Vĩnh Diện – Thanh Xuân – Hà Nội
HCM: 31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: 04 7306 1636
Hotline: 0974 69 6600
E-mail: info@tit-vn.com