Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất
Kinh nghiệm quản lý xưởng sản xuất
Có thể nói xưởng sản xuất là đơn vị sản xuất cơ bản của mỗi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất. Mỗi xưởng sản xuất sẽ bao gồm nhiều tổ sản xuất để thực hiện những quy trình sản xuất, tạo ra sản phẩm cuối cùng đưa đến tay người tiêu dùng. Vì vậy, việc quản lý một xưởng sản xuất là cốt lõi của quy trình sản xuất trong một doanh nghiệp. Người quản lý phải đảm bảo các xưởng sản xuất được quản lý chặt chẽ và hiệu quả nhất.
1. Quản lý cấu trúc của xưởng
Để làm tốt bất kỳ công đoạn nào trong quá trình sản xuất thì quản lý cấu trúc là bước đầu tiên mà người quản lý cần làm. Thiết lập cấu trúc của xưởng thành các tổ, mỗi tổ đảm nhận một chức năng hay một công đoạn riêng biệt. Bên cạnh đó việc nắm được năng suất lao động của từng tổ cũng giúp người quản lý dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch sản xuất. Trong các tổ, người quản trị cần quản lý chặt chẽ nhân sự, kiểm soát thao tác của từng công nhân, đảm bảo quy trình được thực hiện đúng, thường xuyên kiểm tra và đánh gái quá trình làm việc của công nhân.
2. Quản lý thiết bị, máy móc
Máy móc, thiết bị là những công cụ quan trọng không kém con người trong quá trình sản xuất của mỗi nhà máy. Việc không quản lý, bảo quản tốt các công cụ dụng cụ gây ảnh hưởng rất lơn đến quá trình sản xuất của các xưởng sản xuất. Nhiều nhà máy không quản lý tốt dẫn đến việc mất mát, thất lạc, hỏng hóc các công cụ dụng cụ. Đôi khi việc luân chuyển máy móc giữa các tổ, thậm chí là giữa các công nhân với nhau cũng là một vấn đề gây nhức đầu cho các nhà quản lý. Vì vậy, rất cần thiết cho việc quản lý chặt chẽ các thiết bị, máu móc cũng là để có thể kịp thời sửa chữa, thay thế những máy móc bị hỏng để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
3. Đánh giá năng lực sản xuất
Đánh giá năng lực sản xuất của nhân sự cũng như của từng tổ sản xuất để dễ dàng trong quá trình lên kế hoạch sản xuất và phân công công việc cho các tổ. Tránh để xảy ra trường hợp khi lên kế hoạch sản xuất, nhà quản lý không nắm rõ năng lực sản xuất, dẫn đến phân công công việc không đồng đều, có những tổ sản xuất không có việc làm, lại có những tổ sản xuất phải liên tục làm tăng ca.
4. Quản lý giai đoạn sản xuất
Người quản lý cần kiểm soát từng bước chặt chẽ trong quá trình sản xuất, thực hiện đúng theo quy trình đã vạch ra, đảm bảo sự hợp lý trong từng khâu để tránh tối đa những sai sót có thể phát sinh. Nếu có sai sót phát sinh, phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây sai xót để kịp thời xử lý để không ảnh hưởng đến các quy trình phía sau.
5. Quản lý chất lượng sản phẩm đầu ra
Sản phẩm chính là bộ mặt của doanh nghiệp, quyết định xem doanh nghiệp bạn có giữ chân được khách hàng không, vì vậy vai trò của việc quản lý chất lượng sản phẩm là rất quan trọng. Sản phẩm cuối cùng được sản xuất tại xưởng phải được đảm bảo đủ về số lượng, đạt được những tính chất, tiêu chuẩn, đặc điểm phân loại đã đưa ra ban đầu.
Quản lý sản xuất là công đoạn khá phức tạp và đòi hỏi rất nhiều thời gian, chi phí, công sức của doanh nghiệp. Vì vậy rất cần thiết có một giải pháp phần mềm quản lý sản xuất, hỗ trợ người dùng trong các công đoạn mà công nghệ có thể thay thế con người. TIT đã nghiên cứu thực tế những khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất và đưa ra một hệ thống giải pháp phần mềm quản lý sản xuất, tối ưu hóa quá trình quản lý sản xuất của doanh nghiệp cũng như là một trợ thụ đắc lực cho người quản lý doanh nghiệp.
Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký dùng thử tại đây.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT
🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội
🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM
☎ 04 7306 1636
📞0974 69 6600
📧 info@tit-vn.com