Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Làm thế nào để quản lý chi nhánh hiệu quả hơn mọi đối thủ cạnh tranh?

Làm thế nào để quản lý chi nhánh hiệu quả hơn mọi đối thủ cạnh tranh?

15/12/2022 | 617 lượt xem

Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, một quyết sách sai lầm trong quản lý chi nhánh có thể ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh và thậm chí làm sụp đổ uy tín – hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng. Cách duy nhất để quản lý hiệu quả một doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, cơ sở hoạt động kinh doanh là tích hợp tất cả dữ liệu các phòng ban vào một hệ thống duy nhất.

 

Quản lý chi nhánh là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, chi nhánh “là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.” Như vậy, chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. 

 

Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh để tiến hành kinh doanh các ngành, nghề khác với doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải làm thủ tục bổ sung ngành, nghề.

 

Ảnh 1: Quản lý chi nhánh nắm giữ vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp

 

Quản lý chi nhánh tại một doanh nghiệp có nhiều cơ sở hoạt động kinh doanh là công việc hết sức phức tạp, với nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cần đương đầu. Đó là cá nhân trực tiếp điều hành các chi nhánh nhỏ của các tập đoàn, công ty lớn đồng thời chịu trách nhiệm cho hoạt động kinh doanh tại các chi nhánh đó. Người đảm nhiệm vị trí này cần thực hiện các nhiệm vụ quan trọng như lập chiến lược kinh doanh –  kế hoạch tiếp thị, theo dõi quản lý doanh số, quản lý nhân viên, theo dõi việc điều chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh khác theo yêu cầu của công ty mẹ, xử lý các tình huống phát sinh đột xuất v.v.

 

Dù rằng các dịch mua sắm trực tuyến đang ngày một phát triển kèm theo nhiều khuyến mãi và lựa chọn thanh toán dễ dàng song không thể phủ nhận rằng hệ thống các cửa hàng bán lẻ, điểm giao dịch ngân hàng, văn phòng chi nhánh vẫn luôn có sức hút riêng với khách hàng. Đây vẫn là những tài sản chiến lược quan trọng đối với các tập đoàn, doanh nghiệp bởi vậy, các quản lý chi nhánh cần đảm bảo rằng cơ sở của họ hoạt động hiệu quả để hỗ trợ các mục tiêu chiến lược của công ty. 

 

Trách nhiệm của quản lý chi nhánh

Mỗi tập đoàn, doanh nghiệp sẽ có những quy định, yêu cầu riêng về quyền hạn và trách nhiệm của quản lý chi nhánh. Thông thường, quản lý chi nhánh sẽ có những trách nhiệm cụ thể sau:

  • Trực tiếp xây dựng, điều hành và quản lý việc thực hiện kế hoạch kinh doanh và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp
  • Quản lý, bảo toàn và phát triển vốn, tài sản được doanh nghiệp giao phó
  • Nghiên cứu tiếp thị –  xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo và khuyến mãi phục vụ hoạt động kinh doanh trong phạm vi kinh doanh của chi nhánh/doanh nghiệp
  • Thực hiện các chương trình marketing theo kế hoạch của doanh nghiệp, lập và thực hiện chương quảng cáo khuyến mãi trong phạm vi kinh doanh.
  • Xây dựng, thực hiện và quản lý công tác bán hàng và công nợ theo từng loại khách hàng và cho từng cách phân phối khác nhau trong phạm vi kinh doanh.
  • Thực hiện việc tuyển dụng, đào tạo nhân viên tại chi nhánh.
  • Theo dõi tình hình kinh doanh và tài chính tại chi nhánh. 
  • Báo cáo kịp thời về văn phòng công ty mẹ 
  • Quản lý toàn bộ nhân viên, thực hiện toàn quyền với nhân viên chi nhánh theo chính sách thủ tục nhân sự của doanh nghiệp
  • Thực hiện theo mục tiêu doanh thu của công ty với chi nhánh, báo cáo việc thực hiện định kỳ hàng tháng/quý/năm theo yêu cầu. 

 

Những kỹ năng, phẩm chất cần có ở một quản lý chi nhánh giỏi

Quản lý chi nhánh cần trang bị nhiều kỹ năng và phẩm chất để phát triển và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng và cả đội ngũ nhân sự làm việc tại chi nhánh. Đơn cử như kỹ năng bán hàng, tạo lập mối quan hệ xã hội, chăm chỉ, cầu tiến, kỹ năng phân tích tốt cùng khả năng quan sát, tập trung cao độ…

 

Ngoài ra tại nhiều doanh nghiệp, quản lý chi nhánh còn có nhiệm vụ đào tạo, nâng cao hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên. Điều này đòi hỏi quản lý chi nhánh không những có kiến thức chuyên môn cao mà còn phải sở hữu kỹ năng đào tạo, truyền cảm hứng.

 

Ảnh 2: Quản lý chi nhánh rất cần một công cụ giúp kiểm soát, xử lý toàn bộ công việc nhanh chóng, chính xác hơn.

 

Quản lý chi nhánh cũng cần thực hiện đúng mục tiêu doanh thu của công ty mẹ và phải báo cáo lên ban lãnh đạo định kỳ theo quy định. Để làm được điều đó, người quản lý chi nhánh cần một công cụ giúp kiểm soát toàn bộ công việc, xử lý một lượng lớn dữ liệu trong khoảng thời gian ngắn mà vẫn đảm bảo độ chính xác, bảo mật tuyệt đối. 

 

Ví dụ tại một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm sạch: Phương pháp làm đẹp, thải độc bằng rau cần tây và các sản phẩm chế biến từ cần tây đang là trào lưu thay đổi phong cách sống của phụ nữ hiện đại nhưng trong kho và nhà cung ứng không kịp cung cấp đủ nguyên liệu thô – nguyên liệu đầu vào dẫn tới tình trạng khan hàng, cháy hàng. Người tiêu dùng sau 1 vài lần đến cửa hàng và không mua được sản phẩm sẽ quyết định thay đổi thói quen mua sắm. Khi đó, doanh số bán hàng sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu và hình ảnh, uy tín của người quản lý chi nhánh chắc chắn sẽ bị lung lay trong mắt ban lãnh đạo doanh nghiệp. Chưa kể vì thiếu nguyên liệu nên nhân viên, máy móc thiết bị của doanh nghiệp không được hoạt động như công suất mong đợi (mà doanh nghiệp vẫn phải trả lương để giữ chân người lao động). 

 

Cách quản lý chi nhánh hiệu quả hơn mọi đối thủ cạnh tranh

 

Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, một quyết sách sai lầm tại một chi nhánh có thể ảnh hưởng lớn đến công việc kinh doanh và thậm chí làm sụp đổ uy tín – hình ảnh thương hiệu mà doanh nghiệp đã dày công xây dựng. Môi trường kinh doanh cạnh tranh với gánh nặng chi phí vận hành và duy trì bộ máy ngày càng lớn đã tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực từ sản xuất, bán lẻ cho tới các hoạt động giáo dục, chăm sóc sức khỏe… Cách duy nhất để quản lý hiệu quả một doanh nghiệp có nhiều chi nhánh là tích hợp tất cả dữ liệu các phòng ban vào một hệ thống duy nhất. Và hệ thống phần mềm Faceworks ERP là sự lựa chọn lý tưởng giúp doanh nghiệp Tăng năng suất – Tăng sản lượng – Tăng doanh thu. 

 

Ảnh 3: Phần mềm Faceworks giúp quản lý chi nhánh hiệu quả, tăng sức cạnh tranh với đối thủ trên thương trường.

 

Khi triển khai phần mềm Faceworks trong doanh nghiệp của bạn, một hệ thống trực tuyến sẽ kết nối tất cả các phòng ban với nhau để cùng làm việc, trao đổi và chia sẻ tài liệu. Quản lý chi nhánh có thể truy cập, tra cứu dữ liệu kế toán, tìm bảng lương hoặc các thông tin quan trọng khác về tình hình hoạt động của chi nhánh từ bất cứ nơi đâu và bất cứ thời điểm nào: Tại nhà máy, nhà kho, chi nhánh khác hay tại nhà riêng, phòng khách sạn hoặc thậm chí ngay trên ô tô hoặc ghế sau một cuốc xe dịch vụ. Không cần giấy tờ sổ sách hay hàng ngàn files word, excel rối rắm, thứ duy nhất bạn cần mang theo là một thiết bị di động thông minh có kết nối internet. Tuỳ thuộc vào các cấp độ phân quyền của tài khoản được cấp mà bạn có thể biết được:

  • Doanh thu tại từng chi nhánh hoặc doanh thu toàn bộ hệ thống theo thời gian thực tế
  • Lợi nhuận của một chi nhánh hoặc toàn bộ hệ thống
  • Công nợ của một chi nhánh hoặc toàn bộ hệ thống
  • Giá bán hiện tại của sản phẩm hoặc một dòng sản phẩm tại một chi nhánh hoặc toàn bộ hệ thống
  • Tình trạng phân phối, điều chuyển các sản phẩm giữa các chi nhánh theo nhu cầu, thói quen mua sắm của người tiêu dùng v.v

 

Lợi thế khi sử dụng phần mềm Faceworks để quản lý chi nhánh

 

Hệ thống phần mềm Faceworks được thiết kế để hoạt động tối ưu trên mọi trình duyệt, với bất kỳ số lượng người dùng nào và có thể xử lý bất kỳ loại dữ liệu nào, giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp:

  • Trao đổi, cập nhật thông tin dễ dàng, tiện lợi, nhanh chóng giữa các chi nhánh, phòng ban và nhóm nhỏ
  • Tự động hợp nhất dữ liệu của các chi nhánh 
  • Tự động báo cáo và phân tích số liệu kinh doanh trên toàn hệ thống
  • Bảo mật chặt chẽ với hệ thống phân luồng dữ liệu theo nhánh hoặc vị trí, đảm bảo người dùng chỉ được quyền truy cập vào nguồn dữ liệu cụ thể
  • Chi phí hợp lý nhất so với các sản phẩm cùng phân khúc trên thị trường
  • Tùy chỉnh linh hoạt theo đặc thù ngành hàng, quy trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp 
  • Tự động thực hiện các giao dịch nội bộ – điều chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh. 

 

Như vậy, việc thực hiện việc điều chuyển hàng hóa giữa các chi nhánh khác theo yêu cầu của công ty mẹ sẽ được thực hiện hết sức dễ dàng, với số lượng hàng tồn kho và thông tin các đơn đặt hàng luôn được cập nhật kịp thời, chính xác. Lãnh đạo doanh nghiệp chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể biết được đơn đặt hàng đã được quản lý chi nhánh xác nhận, vận chuyển, thanh toán hay chưa hay các khoản doanh thu – hoa hồng đã được chia cho chi nhánh nào

 

Quản lý chi nhánh cùng phần mềm Faceworks giúp cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh và cải thiện năng suất lao động của nhân viên. 

 

Hãy nhấc máy và gọi ngay 0974 69 6600 để được kết nối với đội ngũ tư vấn dày dạn kinh nghiệm của chúng tôi và trải nghiệm giải pháp phần mềm PHÙ HỢP nhất với doanh nghiệp của bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT

(Tit Technology And Service Joint Stock Company)

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – Ngõ 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://Faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT