Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Những công việc của nhà quản lý sản xuất

Những công việc của nhà quản lý sản xuất

02/11/2018 | 2189 lượt xem

Những công việc của nhà quản lý sản xuất

Quản lý sản xuất hiện đang là một nghề nhận được nhiều sự quan tâm. Quản lý sản xuất đòi hỏi các kỹ năng, tư duy và sự nhạy bén trong mọi hoàn cảnh. Để quản lý sản xuất hiệu quả, người quản lý cần phải hình thành cho mình những bí quyết, phương pháp riêng để giải quyết tốt mọi việc trong các tình huống. Tuy nhiên, quản lý sản xuất không phải là một công việc đơn giản mà còn dễ nảy sinh các vấn đề bất cập. Dưới đây TIT chúng tôi xin được chia sẻ các kiến thức về những công việc của người quản lý sản xuất cần làm để các bạn đọc có thể dễ hình dung hơn về nghề quản lý sản xuất đang trở thành xu hướng này.

1. Lập và triển khai kế hoạch sản xuất

Nhà quản lý sản xuất có nhiệm vụ lên kế hoạch và thực hiện lịch trình sản xuất hàng tháng, làm việc trực tiếp với khách hàng để trao đổi thông tin yêu cầu sản xuất sản phẩm, dự kiến ngân sách và khoảng thời gian sản xuất để đạt tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo hàng hóa được sản xuất đúng tiến độ, đạt chất lượng, hiệu quả công việc đối với mỗi đơn hàng và nằm trong ngân sách cho phép. Ngoài ra nhà quản lý sản xuất cần phải phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ sản xuất, chuẩn bị đầy đủ các nguồn lực cần thiết để các tổ sản xuất thực hiện theo đúng kế hoạch đã đề ra.

2. Kiểm soát hoạt động sản xuất

Nhà quản lý sản xuất cần phải thường xuyên tham gia vào quá trình sản xuất và quá trình làm việc của công nhân, tổ trưởng chuyền… để phân công công việc và giám sát sát sao toàn bộ từng bộ phận, từng khâu sản xuất một cách chi tiết nhất. Đảm bảo nguyên vật liệu được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí hay gây thất thoát cho doanh nghiệp. Mọi sản phẩm phải được đảm bảo thao tác theo đúng quy trình. Đồng thời nhà quản lý cần có sự nhạy bén trong quá trình giám sát, kịp thời phát hiện những sản phẩm bị lỗi, xác định nguyên nhân để truy trách nhiệu cũng như tìm kiếm giải pháp xử lý nhanh chóng. Sắp xếp nhân sự phù hợp với năng lực của từng ca làm việc

3. Quản lý máy móc, thiết bị của nhà máy

Bên cạnh quản lý công nhân phân xưởng, nhà quản lý sản xuất còn có nhiệm vụ quản lý máy móc, trang thiết bị của nhà máy. Nhà quản lý sản xuất cần tổ chức thực hiện các công việc bảo dưỡng, bảo trì định kỳ, sửa chữ các hệ thống máy móc, trang thiết bị của nhà máy khi đến kỳ hạn. Đây được coi là việc đảm bảo tài sản cố định hữu hình cho doanh nghiệp. Ngoài ra nhà quản lý sản xuất thường lập các kế hoạch mua bán máy móc, trang thiết bị cũ và mới nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và trình báo lên cấp trên để phê duyệt. Tổ chức bàn giao kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng máy móc mới cho nhân viên kỹ thuật và công nhân nhà máy cũng là một trong những công việc mà nhà quản lý sản xuất cần phải làm.

4. Tuyển dụng, đào tạo nhân sự

Nhà quản lý sản xuất có trách nhiệm đến công việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Nhiều người thường nghĩ quản lý sản xuất không cần quan tâm đến vấn đề tuyển dụng mà đó là công việc của phòng ban nhân sự. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế, nhà quản lý sản xuất vẫn cần phối hợp với bộ phận liên quan tuyển dụng nhân sự phục vụ hoạt động sản xuất của nhà máy. Nhà quản lý sản xuất cần tham gia vào quá trình phỏng vấn, tuyển dụng nhân sự mới đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công việc. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà quản lý sản xuất chính là lập và triển khai thực hiện các kế hoạch đào tạo nhân sự mới, bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho những nhân viên có tiềm năng, đảm bảo có đủ nguồn lực nhân sự cần thiết để thực hiện các kế hoạch sản xuất.

5. Các công việc khác

Ngoài các công việc chính kể trên, công việc của nhà quản lý sản xuất còn bao gồm những công việc khác như thực hiện các công việc khi được Giám đốc sản xuất hoặc tổng giám đốc nhà máy giao phó. Thống kê và làm báo cáo các công việc theo quy định và tham gia đầy đủ các cuộc họp có liên quan đến quản lý sản xuất. Đồng thời triển khai thực hiện các nội quy, công tác 5S, quả lý lao động và tài sản của nhà máy. Nhà quản lý sản xuất còn có trách nhiệm phối hợp với các bộ phận liên quan lập và điều chỉnh quy trình sản xuất nhằm đảm bảo đạt được các hiệu quả tốt nhất. Kết hợp với đánh giá kết quả làm việc của các tổ sản xuất và đề nghị khen thưởng với những tổ sản xuất, công nhân có thành thích làm việc tốt.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT