Trang chủ Tin tức Tin Tức Phần Mềm Những khó khăn trong quá trình quản lý sản xuất gia công kính cường lực

Những khó khăn trong quá trình quản lý sản xuất gia công kính cường lực

18/10/2018 | 2526 lượt xem

Những khó khăn trong quá trình quản lý sản xuất gia công kính cường lực

Quá trình sản xuất kính cường lực là một quá trình hết sức chuyên nghiệp, kính cường lực được nung nóng đến nhiệt độ lên tới 7000 độ C đồng thời được làm lạnh đột ngột và phun sương đều để trở thành thành phẩm có độ bền co hơn từ 3-4 lần so với các loại kinh thông thường khác. Đồng thời loại kính này cũng không bị trầy xước hay nứt vỡ do các điều kiện của thời tiết. Điểm đặc biệt của loại kính này đó chính là có khả năng chịu được cả rung chấn hay gió bão ở cấp độ giới hạn cho phép. Trong trường hợp cửa kính bị nứt vỡ thì các mảnh vỡ không có các cạnh sắc gây nguy hiểm cho người sử dụng. Kính cường lực có độ dày phong phú từ 5 đến 19 ly để phục vụ cho việc lắp đặt các công trình lớn nhỏ. Chính nhờ khả năng chịu nhiệt vô cùng tốt của kính cường lực nên nó được ứng dụng trong rất nhiều ứng dụng trong nhiều sản phẩm khác nhau như: cửa kính cường lực; cửa thủy lực, vách ngăn kính; vách tắm kính; kính màu ốp tường; kính màu ốp bếp…. Chính vì vậy mà nhu cầu sử dụng kính cường lực ngày càng tăng cao, trên thị trường cũng xuất hiện nhiều doanh nghiệp cung cấp các sản phảm kính cường lực. Tuy nhiên, các doanh nghiệp lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc quản lý sản xuất gia công kính cường lực. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những khó khăn đó là gì và đưa ra giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết các vấn đề một cách tốt nhất.

1. Không kiểm soát được số lượng đơn hàng khổng lồ

Việc quản lý đơn hàng bằng giấy tờ sẽ làm cho doanh nghiệp khó kiểm soát, dễ dàng bỏ sót các đơn hàng quan trọng, làm chậm tiến trình sản xuất kính và giao hàng chậm. Đồng thời việc quản lý bằng miệng hay giấy tờ cũng khiến cá nhân mỗi công nhân của từng bộ phận lẫn nhà quản lý không nắm bắt được tiến độ của mỗi đơn hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín, trách nhiệm và danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng.

2. Khó truy trách nhiệm người làm vỡ, hỏng kính

Kính là một vật liệu vô cùng dễ vỡ hỏng. Chính vì vậy trong quá trình gia công cần sự cẩn thận tỉ mỉ và rất khó tránh khỏi sai sót và bị vỡ kính. Tuy nhiên giá trị của một tấm kính không phải là nhỏ, nếu như xảy ra việc hỏng hóc nguyên vật liệu và sản phẩm quá nhiều, mà công nhân gia công lại đông thì rất khó tìm ra ai là người đã làm vỡ kính và khó truy trách nhiệm cho công nhân đó. Từ việc không truy được trách nhiệm, doanh nghiệp sẽ phải chịu tổn thất về những khoản tiền vật liệu không đáng có này.

3. Không quản lý được vật tư

Sẽ có những đơn hàng yêu cầu kích thước kính gia công nhỏ hơn so với tấm phôi ban đầu, vì thế sau khi gia công xong sẽ có những phần kính thừa còn lại. Những phần kính thừa đó thay vì vứt đi một cách lãng phí thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể lưu giữ lại trong kho, khi có một đơn hàng yêu cầu kích cỡ nhỏ hơn so với tấm kính thừa cũ, công nhân sẽ sử dụng tấm kính thừa đó để gia công theo đơn hàng mới. Việc sử dụng lại kính thừa là một cách tiết kiệm chi phí vật liệu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên kính thừa sẽ không chỉ có một, hai miếng mà sẽ có rất nhiều miếng kính thừa và rất khó kiểm soát được các miếng kính thừa còn lại mỗi miếng có kích cỡ bao nhiêu để quản lý thật hợp lý.

4. Không hệ thống được quy trình làm kính

Gia công kính bao gồm nhiều giai đoạn như: Cắt kính -> Mài kính -> Khoan, đục lỗ -> Tôi cường lực kính. Nếu như không hệ thống được toàn bộ quy trình gia công kính, doanh nghiệp sẽ rất khó nắm bắt được sản phẩm đang đi đến giai đoạn nào, tiến độ gia công đến đâu. Các bộ phận thực hiện gia công của từng giai đoạn sẽ gặp khó khăn trong quá trình làm việc. Cần phải đồng bộ thông tin sản phẩm với tất cả các bộ phận tham gia vào quá trình sản xuất để tránh việc các bộ phận không nắm bắt rõ thông tin của mỗi đơn hàng, vật tư, tiến độ làm việc.

5. Khó tính lương theo năng suất

Khi khối lượng đơn hàng ngày càng nhiều nhưng công nhân làm việc không hiệu quả, không làm việc hết khả năng của mình để hoàn thành các sản phẩm theo đúng thời hạn sẽ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Chính vì thế, việc nhân viên đi làm một cách hời hợt, kém năng suất nhưng lương vẫn được trả đầy đủ trở thành vấn đề trăn trở hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Khi tính lương năng suất theo sản phẩm nhưng không nắm được thông tin người ai là người mài, cắt… thì vô tình tạo nên sự trì trệ trong công tác làm việc của mỗi công nhân. Doanh nghiệp cần một hệ thống quản lý công nhân chuyên nghiệp hơn.

TIT đã có một được một giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất và gia công kính cường lực để giải quyết các vấn đề nêu trên đó là phần mềm quản lý sản xuất kính cường lực. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất kính cường lực này hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT