Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Những kiến thức về ERP mà doanh nghiệp cần biết

Những kiến thức về ERP mà doanh nghiệp cần biết

03/01/2019 | 2280 lượt xem

Những kiến thức về ERP mà doanh nghiệp cần biết

Hệ thống ERP là gì? Hệ thống ERP là hệ thống phần mềm được dùng để hoạch định tài nguyên trong mỗi doanh nghiệp hay mỗi tổ chức. Hệ thống ERP giúp tích hợp các chức năng chung của tổ chức hay doanh nghiệp vào cùng một hệ thống thay vì việc phải sử dùng những phần mềm quản lý đơn lẻ; Ví dụ như tích hợp các phần mềm tài chính – kế toán, phần mềm quản lý nhân sự, quản lý sản xuất, quản lý khách hàng… vào thành một phần mềm duy nhất có đầy đủ các chức năng có trong các phần mềm riêng lể được liên kết với nhau. Hệ thống phần mềm ERP được thiết kế có thể xử lý thông tin từ các bộ phận riêng biệt trong một giải pháp duy nhất. Các nhân viên trong doanh nghiệp sẽ có được những thông tin cần thiết để hoàn thành công việc hiệu quả hơn nhờ vào một hệ thống ERP hiện đại. Dưới đây là những kiến thức về hệ thống phần ERP mà TIT chúng tôi đã sưu tầm xin được chia sẻ cho các quý bạn đọc.

1. Khác biệt giữa ERP và phần mềm quản lý rời rạc

Điểm khác biệt cơ bản nhất giữa hệ thống phần mềm ERP so với các phần mềm quản lý rời rạc khác chính là tính tích hợp. Các phần mềm quản lý rời rạc có các chức năng khác nhau tùy vào từng công việc, còn hệ thống phần mềm ERP là một phần mềm duy nhất và bao gồm tất cả các module được tích hợp thực hiện các chức năng tương tự của các phần mềm quản lý rời rạc. Tính tích hợp của hệ thống ERP được gọi là tính tổng thể do các module có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như các bộ phận cơ thể con người. Sự khác biệt cơ bản này đã giúp phân biệt cách tiếp cận xây dựng hệ thống ERP của các nhà cung cấp phần mềm và cách hiểu về phần mềm ERP của mọi người cũng khác đi so với cách hiểu về phần mềm thông thường. ERP là phần mềm mô phỏng và quản lý các hoạt động doanh nghiệp theo quy trình.

2. ERP cải thiện hoạt động kinh doanh

Hệ thống phần mềm ERP có thể cải thiện cách thức doanh nghiệp nhận đơn hàng và xử lý nó cho đến khi ra hóa đơn và ghi nhận doanh thu hay còn gọi là quá trình xử lý đơn hàng hoàn chỉnh. Chính vì thế mà ERP thường được xem như là phần mềm hỗ trợ vô hình. ERP không xử lý các quy trình trước khi bán hàng (hầu hết các nhà cung cấp phần mềm hiện này phát triển phần mềm CRM để đáp ứng yêu cầu quản lý này). Hơn thế, ERP nhận đơn hàng từ khách hàng và sau đó cung cấp hướng dẫn phần mềm để thực hiện tự động hóa các bước khác nhau trong suốt quy trình xử lý đơn hàng cho đến khi hoàn tất. Khi Nhân viên dịch vụ khách hàng nhập đơn hàng vào hệ thống ERP, họ sẽ có đầy đủ thông tin cần thiết để hoàn tất đơn.

3. Thời gian triển khai một dự án ERP

Những thay đổi nhờ có Internet đã giúp các nhà cung ứng giảm đáng kể thời gian cung cấp các module ERP. Quá trình triển khai nhanh chóng là kết quả của việc phân phối loại phần mềm ERP mới được gọi dịch vụ theo yêu cầu hay còn gọi là phần mềm như một dịch vụ (SaaS). Các ứng dụng của ERP theo yêu cầu và ERP SaaS (như là toàn bộ nguồn nhân lực (HR) và tài chính) đều do bên thứ ba cung cấp và khách hàng chỉ cần truy cập vào các ứng dụng ERP dành cho nhiều người (hay còn gọi là các ứng dụng ERP chia sẻ) bằng cách kết nối Web. Do phần mềm này không cần phải được cài đặt giống như các ứng dụng theo yêu cầu truyền thống nên thời gian triển khai có thể được rút ngắn một cách đáng kể so với việc triển khai các ứng dụng ERP theo yêu cầu.

4. Ngân sách cho ERP

Việc đầu tư cho hệ thống phần mềm ERP không phải là đầu tư một lần mà đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng một lộ trình phù hợp, có ngân sách phục vụ việc mở rộng và nâng cấp hệ thống. Tại các thị trường phát triển, hầu hết các doanh nghiệp đã ứng dụng giải pháp công nghệ thông tin trong quản lý. Việc lập ngân sách tài chính cho IT hàng năm đã trở thành thông lệ. Thay vì tỷ lệ đầu tư trên doanh số, doanh nghiệp thường quan tâm hơn đến hiệu quả đầu tư, chính xác hơn là hệ số thu hồi vốn (ROI). Nếu doanh nghiệp xác định rõ được mục đích đầu tư và được cung cấp đầy đủ thông tin về các giải pháp, họ có thể dễ dàng lập được ngân sách thích ứng cho việc sở hữu một hệ thống quản lý tổng thể và hiện đại. Ở đây, ngoài nhà cung cấp giải pháp, nhà tư vấn triển khai đóng vai trò quan trọng trong việc giúp khách hàng xây dựng một lộ trình hợp lý cho việc triển khai hệ thống ERP, nói rộng hơn là một chiến lược công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.

5. Lợi ích thu được từ ERP là bao nhiêu?

Hệ thống ERP giống như một sự thực hiện chú trọng vào sự cải tiến, phát triển cách thức làm việc bên trong nội bộ công ty hơn là với khách hàng, nhà cung cấp hay các đối tác khác. Tuy nhiên bạn không nên mong cách mạng hóa việc kinh doanh của bạn với dự án ERP nếu như bạn không kiên trì vớ nó. Thực tế công trình nghiên cứ 3 công ty của Meta Group đã phải mất 8 tháng và tổng cộng dự án là 31 tháng sau khi vận hành hệ thống mới nhận được lợi ích của ERP, nhưng thay vào đó, hàng năm họ đã tiết kiệm thu được từ hệ thống ERP là 1,6 triệu đô la Mỹ.

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn về các giải pháp phần mềm hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT