Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Những lưu ý khi phân hệ quản lý sản xuất

Những lưu ý khi phân hệ quản lý sản xuất

07/11/2018 | 1488 lượt xem

Những lưu ý khi phân hệ quản lý sản xuất

Trong quá trình quản lý sản xuất đòi hỏi một chương trình phải xác định được việc lập kế hoạch sản xuất, tính toán sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, tính giá thành kế hoạch. Để làm được điều này, các phân hệ sản xuất trong ERP cần cho phép người sử dụng khai báo định mức nguyên liệu và quy trình sản xuất. Không chỉ có khai báo về bảng định mức nguyên vật liệu, phân hệ quản lý sản xuất đồng thời phải khai báo được lịch sản xuất, năng lực sản xuát bao gồm các nguồn lực như nhân công, máy móc, công cụ sản xuất, thời gian, chi phí. Vì chính những thông số được khai báo ở đây là cơ sở để tính toán được các chỉ tiêu nói trên. Ngoài ra khi phân hệ quản lý sản xuất, các doanh nghiệp cần lưu ý những điều sau đây:

1. Xác định rõ yêu cầu và phạm vi triển khai

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thất bại khi triển áp dụng phân hệ quản lý sản xuất là do doanh nghiệp và kể cả nhà tư vấn không xác định được yêu cầu quản lý và phạm vi triển khai phù hợp. Một phần là do doanh nghiệp chưa chuẩn bị đầy đủ cũng như chưa lường trước được khối lượng công việc mà mình sắp phải đối diện nên thông thường các doanh nghiệp hay đặt ra các yêu cầu quá cao dẫn đến việc không khả thi và kém hiệu quả khi đưa vào vận hành thực tế. Nhưng nguyên nhân chính vẫn nằm khả năng tư vấn của các nhà tư vấn triển khai, do chưa nắm rõ hiện trạng, thiếu kinh nghiệm triển khai thực tế nên họ ít khi xem xét các yêu cầu của doanh nghiệp một cách thấu đáo, dẫn đến việc thất bại do giải pháp không có tính khả thi. Trong khi thực tế, một số yêu cầu của doanh nghiệp thật sự là chưa cần thiết và không mang lại nhiều hiệu quả so với chi phí đầu tư. Để nhận ra điều này, đòi hỏi doanh nghiệp phải xác định rõ những gì mình cần và sáng suốt lựa chọn nhà tư vấn triển khai có kinh nghiệm, am hiểu sản phẩm, thể hiện đúng vai trò tư vấn nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp và đảm bảo tính khả khi cao nhất cho dự án.

2. Lưu ý khi lập giải pháp quản lý sản xuất

Trong quá trình triển khai ERP, phân hệ sản xuất do có nhiều đặc thù, tốn nhiều thời gian để chuẩn hóa quy trình, định mức nên thường được triển khai ở giai đoạn sau, khi mà các phân hệ khác đã vận hành trơn tru. Vì vậy trong quá trình xây dựng và xem xét giải pháp, phải xây dựng ở mức tổng quát cho cả hai trường hợp chưa có phân hệ sản xuất và khi đưa phân hệ này vào vận hành. Trong đó cấu trúc bộ mã, cách chia công đoạn sản xuất, cách thức tổ chức thống kê và yêu cầu về phân tích chi phí/giá thành sẽ quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến cách thức khai báo và cập nhật định mức nguyên vật liệu/quy trình sản xuất. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp và nhà tư vấn phải hết sức cân nhắc đến tính khả thi và hiệu quả để lựa chọn các giải pháp phù hợp.

3. Không phá vỡ cấu trúc hệ thống

Bản thân ERP là một hệ thống được thiết kế trên một kiến trúc tổng thể, trong đó các phân hệ có sự tích hợp, liên thông chặt chẽ nhau. Thông qua kiến trúc này, hệ thống tích hợp sẵn có quy trình chuẩn được tự động hóa cao, vận hành trên môi trường cộng tác, giúp doanh nghiệp nâng cao kiểm soát, lập kế hoạch tối ưu hóa nguồn lực, ra quyết định kịp thời… Phân hệ sản xuất cũng là một phần cốt lõi trong kiến trúc này, vì vậy trong quá trình xây dựng giải pháp, triển khai thực tế, cần xem xét vấn đề ở mức tổng thể, không nên vì các ý do “đặc thù” mà tự ý thay đổi quy trình làm phá vỡ kiến trúc hệ thống dẫn đến việc sa lầy và thất bại.

4. Áp dụng ERP trong doanh nghiệp sản xuất là thật sự cần thiết

Có một suy nghĩ hết sức sai lầm khi cho rằng quản lý sản xuất có quá nhiều đặc thù, nhiều tham số nên ứng dụng ERP sẽ không mang lại hiệu quả và ít khả thi. Thực tế cho thấy quá trình ứng dụng ERP sẽ giúp cho các doanh nghiệp này dần xóa bỏ “đặc thù” vì xu hướng hội nhập không có chỗ cho các “đặc thù” này tồn tại. Hơn nữa, bản thân ERP là ứng dụng và cải tiến quy trình, vận hành trong môi trường cộng tác nên thông tin được chia sẻ và kiểm soát một cách chặt chẽ và kịp thời. Các công việc trước kia chủ yếu lệ thuộc vào một vài cá nhân có kinh nghiệm (như lập kế hoạch sản xuất chẳng hạn) nay đã được “quy trình hóa” trên ERP, điều này giúp doanh nghiệp chủ động và an toàn hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Quản lý sản xuất và tính giá thành vẫn là một bài toán khó, khi triển khai phân hệ này cần nhiều thời gian để chuẩn hóa quy trình, xây dựng định mức… Để đảm bảo thành công và mang lại hiệu quả cao nhất, doanh nghiệp cần xác định rõ yêu cầu và phạm vi triển khai rõ ràng, lựa chọn giải pháp ERP phù hợp, sáng suốt lựa chọn nhà tư vấn triển khai có kinh nghiệm và am hiểu giải pháp.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT