Phát triển doanh nghiệp đừng quên trách nhiệm xã hội
Phát triển doanh nghiệp đừng quên trách nhiệm xã hội
Formosa xả thải khiến cá chết hàng loạt, Vedan “nhuộm màu” sông Thị Vải, nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân làm cây chết, nước biến chất… Đó là sự phát triển quên đi chuẩn mực về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR).
Theo báo cáo điều tra của Nielsen năm 2014, có 73% người Việt Nam được hỏi chấp nhận trả mức giá cao hơn cho các sản phẩm của các công ty có uy tín và SCR.
SCR không chỉ là từ thiện
Vậy, SCR là gì mà có thể quyết định sự chọn lựa của khách hàng như vậy? Và nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn bỏ ngoài tai hoặc cho rằng SCR chỉ là làm từ thiện.
CSR là viết tắt của corporate social responsibility, tạm dịch “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”. Khái niệm này được các nhà khoa học xây dựng từ trước thế chiến thứ hai và được phát triển rộng rãi vào thập niên 60 của thế kỷ trước.
Giáo sư B. Caroll, bậc thầy về quản trị doanh nghiệp tại Georgia (Mỹ), cho rằng: một doanh nghiệp trường tồn và trở thành vĩ đại dựa trên tòa tháp trách nhiệm xã hội. Tháp bao gồm: Trách nhiệm về hiệu quả kinh doanh của công ty, Trách nhiệm về tuân thủ luật pháp, Trách nhiệm về đạo đức và Công việc thiện nguyện. Theo lý thuyết ông đưa ra, xã hội luôn đòi hỏi doanh nghiệp làm nhiều hơn so với việc chỉ tạo lợi nhuận và tuân thủ pháp luật.
Tháp Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Caroll
Kinh tế
Milton Friedman nói, trách nhiệm lớn nhất của doanh nghiệp là lợi nhuận. Nói cách khác, nếu doanh nghiệp làm ăn lỗ lã, đình đốn thì coi như không hoàn thành trách nhiệm xã hội đầu tiên.
Tuy nhiên, không phải vì trách nhiệm đầu tiên này mà doanh nghiệp “bất chấp hết” để đạp chân lên pháp luật, nghĩa vụ với người lao động và cổ đông. Chẳng hạn như doanh nghiệp sản xuất thực phẩm bẩn, thi công công trình kém chất lượng. Đây không chỉ là vấn đề chất lượng doanh nghiệp mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Pháp lý
Nền tảng thứ hai trong tháp Caroll là thượng tôn pháp luật của doanh nghiệp và trách nhiệm bảo vệ môi trường. Trong những năm gần đây, các nước phát triển trong khối EU thắt chặt luật lệ của họ về môi trường và sức khỏe.
Môi trường là vấn đề sống còn của mọi quốc gia, mọi thời đại. Một số đạo luật đưa ra nhằm mục đích buộc các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm về môi trường bằng cách xây dựng một quy trình khép kín, từ xử lý và phát triển nguồn tài nguyên, thiết kế sản phẩm, lắp ráp, tiếp thị, tiêu thụ và tái chế. Mục tiêu cuối cùng là giàm sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất chất thải ở mức tối thiểu, ủng hộ sản xuất sạch và tiêu dùng xanh.
Đạo đức
Nếu gạt bỏ đạo đức để phát triển xã hội thì doanh nghiệp đó dễ trở thành mối đe dọa cho an nguy xã hội. Ví dụ sản xuất dioxin trong chiến tranh sẽ đem lại lợi nhuận cho công ty nhưng hệ quả của nó lại vô cùng khủng khiếp. Nếu chỉ vì lợi nhuận hay tuân thủ pháp luật mà quên đi đạo đức thì doanh nghiệp đó đang xây lâu đài trên cát.
Nhân văn
Nhân văn là giá trị của doanh nghiệp vượt xa hơn sự trông đợi của xã hội. Ví dụ như sự đầu tư của doanh nghiệp vào các dự án cộng đồng, tài trợ học bổng, bênh vực người yếu thế… Sự tự nguyện xuất phát từ mong muốn kiến tạo xã hội tốt đẹp là điều tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp.
Tựu chung, CSR là trách nhiệm. Trách nhiệm và vô trách nhiệm chỉ khác nhau một chữ. Chữ đó không đơn thuần là chữ “vô” nhưng còn là sự cám dỗ của đồng tiền. Nếu chỉ kiếm tiền trên sự đánh đổi của lợi ích chung cộng đồng thì doanh nghiệp đó sẽ bị “đám đông” đó loại bỏ.
Xem thêm: Quản trị nhân sự gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT
🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội
🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM
☎ 04 7306 1636
📞0974 69 6600
📧 info@tit-vn.com
🌏 https://faceworks.vn/