Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Quản lý quy trình sản xuất tối đa hóa doanh thu cần gì?

Quản lý quy trình sản xuất tối đa hóa doanh thu cần gì?

17/09/2022 | 410 lượt xem

Quy trình sản xuất là xương sống để doanh nghiệp sản xuất có thể vận hành trơn tru. Công ty càng tối ưu được quy trình sản xuất thì càng có tiềm năng phát triển mạnh so với đối thủ. Việc tạo ra một quy trình sản xuất chuẩn đã khó nhưng việc quản lý và theo dõi quy trình đó vận hành càng khó hơn. Vậy đâu là phương pháp tối ưu nhất cho doanh nghiệp trong việc quản lý quy trình sản xuất? Bí quyết chính là phần mềm quản lý Faceworks và lý do tại sao lại như vậy sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết sau.

Ảnh 1: Quản lý quy trình sản xuất hiệu quả

1. Quản lý quy trình sản xuất là gì?

Quy trình sản xuất là trình tự các bước doanh nghiệp sử dụng các yếu tố nguyên vật liệu, vật tư đầu vào để tạo ra thành phẩm đáp ứng chuẩn yêu cầu của khách hàng và thị trường dựa trên các mục tiêu đã xác định.

 

Bất kỳ sản phẩm nào dù nhỏ nhất khi đã được đưa ra thị trường đều phải trải qua những quy trình sản xuất nghiêm ngặt. Thậm chí trước khi đưa sản phẩm ra thị trường doanh nghiệp còn phải sản xuất thử và tối ưu cả trăm lần. Đối với mỗi ngành nghề thì quy trình sản xuất có mức độ phức tạp khác nhau. Vì thế, việc quản lý quy trình sản xuất có mức độ phức tạp khác nhau.

 

Quản lý quy trình sản xuất là quá trình doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quản trị vào các bước tạo ra quy trình sản xuất hoàn chỉnh. Bao gồm việc lên kế hoạch, giám sát tiến độ sản xuất, phát hiện sai sót trong quá trình vận hành sản xuất, điều chỉnh quy trình sản xuất, quản lý các công đoạn sản xuất, quản lý chất lượng sản phẩm,… để tối ưu doanh thu cho doanh nghiệp.

 

2. Thách thức lớn của doanh nghiệp khi quản lý quy trình sản xuất

Ảnh 2: Quản lý quy trình sản xuất gặp nhiều thách thức

2.1. Mục tiêu của việc quản lý sản xuất đặc biệt quan trọng

Thách thức lớn nhất khiến người làm quản lý quy trình sản xuất cảm thấy áp lực đó là việc quản lý quy trình sản xuất có một mục tiêu rất quan trọng. Mục tiêu này ảnh hưởng đến đến tài chính doanh nghiệp và sự vận hành của các bộ phận. Cụ thể quy trình sản xuất phải giúp doanh nghiệp có sản lượng tối đa nhưng chi phí đầu phải phải tối thiểu. Thời gian sản xuất, nhân công, máy móc sản xuất đều phải tối ưu nhất có thể.

2.2. Quản lý quy trình sản xuất gồm nhiều việc phức tạp

Để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp trong việc tối ưu quy trình sản xuất thì người thực hiện nhiệm vụ quản lý quy trình phải thực hiện nhiều công việc phức tạp khác nhau. Bao gồm:

– Quản lý dây chuyền sản xuất không đứt quãng từ nguyên vật liệu đầu vào đến khi xuất thành phẩm.

– Đảm bảo quy trình sản xuất luôn diễn ra trơn tru, hạn chế phát sinh lỗi hay bị dừng đột ngột.

– Đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu, vật tư đầu vào đạt tiêu chuẩn.

– Đảm bảo tốt nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm trong kho.

– Đảm bảo tiến độ sản xuất đơn hàng đáp ứng kịp thời nhu cầu thị trường.

– Tính toán được giá thành, hạn chế được chi phí. Từ đó cho phép doanh nghiệp có nhiều lợi thế trong việc xây dựng các chương trình khuyến mại, giúp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh;

– Sản xuất ra được sản phẩm có giá trị cho doanh nghiệp, tăng lợi thế cạnh tranh cho công ty.

Với nhiều đầu việc cần quản lý như vậy thì người quản lý quy trình sản xuất gặp rất nhiều áp lực công việc. Quy trình sản xuất có sự tham gia của cả yếu tố con người và máy móc nên rất khó quản lý, trong khi sức người có hạn. Gánh nặng về mục tiêu và số lượng công việc tạo nên áp lực lớn với cả người quản lý và doanh nghiệp.

2.3. Tạo ra một quy trình sản xuất rất phức tạp

Việc quản lý quy trình sản xuất phức tạp vì người quản lý phải tham gia từ đầu để tạo ra quy trình sản xuất. Nếu không thì rất khó nắm bắt quy trình và có thể quản lý quy trình hiệu quả khi vận hành.Trong khi đó, các bước để tạo ra quy trình sản xuất không đơn giản. Đây cũng là một thách thức để người trực tiếp quản lý quy trình và doanh nghiệp phải đối diện.

 

Để tạo ra một quy trình sản xuất phải trải qua 5 bước bao gồm: Xác định yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp; Tính toán nhu cầu sản xuất; Sắp xếp kế hoạch sản xuất; Sắp xếp lịch sản xuất chi tiết; Tiến hành sản xuất; Thống kê, hoàn thành quy trình và đóng lệnh sản xuất.

 

Tại một công ty sản xuất thì mỗi một sản phẩm đã có một quy trình sản xuất riêng. Vì thế, quản lý quy trình sản xuất là một thách thức lớn bởi sự phức tạp của các bước sản xuất. Chỉ cần quản lý không tốt, quy trình sản xuất bị sai một bước thì doanh nghiệp bị ảnh hưởng rất nhiều đến tài chính, nhân lực và máy móc. Sự ảnh hưởng này có 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất là dư thừa sản xuất, trường hợp thứ hai là sản xuất thiếu. Dù trường hợp nào cũng gây thiệt hại nặng nề cho doanh thu và lợi nhuận doanh nghiệp.

2.4. Máy móc công nghệ hiện đại dẫn đến quy trình thay đổi

Một thách thức khác khi quản trị quy trình sản xuất là không có quy trình chuẩn nào là mãi mãi. Khi công nghệ thay đổi thì máy móc hiện đại hơn sẽ ra đời. Máy móc hiện đại thì năng suất của máy móc thiết bị tăng dẫn đến chu kỳ sản xuất giảm. Từ đó quy trình sản xuất thay đổi, việc quản lý quy trình cũng phải thay đổi.

Ảnh 3: Công nghệ phát triển là thách thức lớn với sản xuất

2.5. Thách thức về thay đổi nhanh chóng của thị trường

Doanh nghiệp sản xuất luôn phải cải tiến quy trình để đáp ứng được sự chuyển đổi nhanh chóng của thị trường. Nếu không thay đổi doanh nghiệp sản xuất không thể đáp ứng được sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tình trạng quốc gia tăng cường kiểm soát hiệu quả và đưa ra những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường sản xuất. Bên cạnh đó doanh nghiệp còn phải cạnh tranh ngày càng gay gắt với các doanh nghiệp quốc tế. Đồng thời những tiến bộ nhanh chóng về kinh tế, xã hội cũng dẫn đến sự thay đổi nhanh của nhu cầu.

 

Tóm lại, doanh nghiệp có rất nhiều thách thức phải vượt qua khi quản lý quy trình sản xuất. Công việc quản lý quy trình sản xuất là một công việc khó, gặp rất nhiều rào cản, áp lực từ cả nội bộ doanh nghiệp lẫn thị trường.

3. Cách quản lý quy trình sản xuất hiệu quả

Có 3 phương pháp phổ biến nhất để triển khai quy trình sản xuất là tổ chức sản xuất theo dây chuyền, tổ chức sản xuất theo nhóm và tổ chức sản xuất theo đơn hàng. Để việc quản lý quy trình sản xuất đơn giản, dễ dàng thì doanh nghiệp nên triển khai một trong 3 cách thực hiện quy trình sản xuất này. Chi tiết từng phương pháp tổ chức sản xuất như sau.

Ảnh 4: Quản lý quy trình sản xuất không khó

3.1. Triển khai sản xuất theo dây chuyền

Triển khai sản xuất theo dây chuyền nghĩa là chia nhỏ quy trình sản xuất ra thành nhiều bước nhỏ. Khi thực hiện xong một bước sẽ chuyển sang bước tiếp theo. Quy trình sản xuất kéo dài từ khi nhập nguyên liệu đầu vào đến khi xuất thành phẩm. Cách triển khai sản xuất này khiến việc quản lý dễ dàng vì có thứ tự đầu cuối, dễ phát hiện lỗi sai khi quy trình bị gián đoạn. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với cách sản xuất này.

3.2. Triển khai sản xuất theo nhóm

Việc triển khai tổ chức sản xuất theo nhóm phù hợp với các sản phẩm nhỏ và vừa. Phương pháp này tập trung sản xuất chi tiết sản phẩm để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. Do đó, việc quản lý quy trình được tập trung tại một điểm nên dễ theo dõi hơn. Đảm bảo được quy trình sản xuất trơn tru từ đầu đến cuối khi tạo ra thành phẩm.

3.3. Triển khai tổ chức sản xuất đơn

Triển khai sản xuất đơn là chia nhỏ xưởng sản xuất thành nhiều khu vực nhỏ. Mỗi khu vực chịu trách nhiệm sản xuất 1 vật liệu khác nhau. Khi ghép tất cả các vật liệu nhỏ thì mới tạo ra thành phẩm cuối. Khi đó, sản phẩm được tạo ra có tính chuyên môn cao. Người quản lý quy trình sản xuất cũng được chia nhỏ công việc giám sát để phát hiện lỗi sản phẩm nhanh và chính xác hơn. Việc truy cứu trách nhiệm sản xuất cũng dễ dàng hơn.

3.4. Mẹo giảm bớt gánh nặng cho người quản lý quy trình sản xuất

– Lên kế hoạch quản lý chi tiết, phân bổ khối lượng công việc quản trị quy trình chi tiết về thời gian và số lượng công việc để dễ thực hiện hơn.

– Thường xuyên kiểm tra, giám sát định kỳ chất lượng sản phẩm và phương thức sản xuất.

– Thường xuyên làm báo cáo thống kê về số lượng và chất lượng thành phẩm để kịp thời kiểm định độ hiệu quả của quy trình sản xuất trong doanh nghiệp. Từ đó quản lý dễ dàng đưa ra chiến lược định hướng phù hợp để doanh nghiệp sản xuất trơn tru, phát triển lâu dài, bền vững.

– Doanh nghiệp và quản lý nên sử dụng những công cụ, phần mềm hỗ trợ quản lý quy trình sản xuất. Từ đó việc quản lý được thực hiện dễ dàng hơn. Đáp ứng được mục tiêu sản xuất với chi phí tiết kiệm nhất.

4. Phần mềm quản lý sản xuất Faceworks – Phương pháp quản lý quy trình sản xuất tối ưu nhất.

Phần mềm quản lý sản xuất giúp giảm bớt gánh nặng quản lý cho doanh nghiệp mà vẫn đáp ứng được hoàn hảo mục tiêu của việc triển khai quy trình sản xuất. Tổng hợp chức năng tuyệt vời của phần mềm quản lý Faceworks có thể thuyết phục bất kỳ chủ doanh nghiệp nào.

Ảnh 5: Chức năng của phần mềm quản lý sản xuất

4.1. Chức năng quản lý quy trình sản xuất tuyệt vời

Phần mềm quản lý sản xuất Faceworks giải quyết được tất cả những thách thức mà doanh nghiệp sản xuất phải đối mặt vì sở hữu những tính năng tuyệt vời như sau.

  • Trình quản lý dữ liệu thông minh: quản lý tất cả các thông số liên quan đến danh mục vật tư, thành phẩm, hệ số quy đổi của từng loại vật tư, đơn giá, định mức vật tư,…Phần mềm hỗ trợ quản lý toàn bộ danh mục lỗi, quản lý chất lượng hàng hóa và tình trạng xuất nhập kho hàng; quản lý yêu cầu sản xuất, lệnh sản xuất chặt chẽ, chính xác.
  • Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quy trình sản xuất tự động: tự động tính toán kế hoạch vật tư; tự động tính toán giá thành sản phẩm theo từng giai đoạn; tự động truy nguyên nguồn gốc vật tư; tự động cập nhật đánh giá tiến độ kế hoạch sản xuất,…Người chịu trách nhiệm quản lý quy trình cũng dễ dàng tùy chỉnh phần mềm theo các thông số đặc trưng của từng giai đoạn sản xuất.
  • Cung cấp cho doanh nghiệp hệ thống biểu đồ báo cáo minh bạch, chính xác: hệ thống báo cáo tiến độ thực hiện yêu cầu sản xuất của từng công đoạn; báo cáo năng xuất của từng công đoạn,…

4.2. Phần mềm tối ưu dành cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất

Phần mềm quản lý sản xuất Faceworks tối ưu và phù hợp với tất cả các doanh nghiệp sản xuất từ nhỏ đến lớn. Sử dụng phần mềm giúp quản lý dễ dàng nắm bắt được quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cách tiện ích nhất. 

 

Phần mềm quản lý sản xuất Faceworks giúp nhà quản lý có thể đưa ra những giải pháp thúc đẩy doanh thu, giảm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp cũng như đưa ra biện pháp xử lý kịp thời trong sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Quản lý dễ dàng tùy chỉnh phần mềm khi quy trình công việc thay đổi.

 

Phần mềm quản lý sản xuất Faceworks cho phép người dùng truy cập ở mọi lúc, mọi nơi một cách linh hoạt nhất. Khi doanh nghiệp muốn thực hiện thay đổi thì cũng có thể tùy chỉnh trên phần mềm mà không cần thay đổi quy trình.

5. Lời kết

Bài viết trên là tất cả thông tin quan trọng cần biết về thách thức của công việc quản lý quy trình sản xuất và phương pháp giúp doanh nghiệp biến thách thức thành cơ hội để đẩy mạnh sản xuất phát triển. Từ đó có thể thấy phần mềm quản lý quy trình sản xuất Faceworks là phương pháp tối ưu nhất để quản lý doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những thách thức của ngành sản xuất. Hệ thống phần mềm xây dựng sát theo quy trình được doanh nghiệp đề ra vì thế có tính tương thích cao với mọi ngành nghề và quy mô doanh nghiệp. TiT là công ty chuyên cung cấp giải pháp để giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả, tối ưu chi phí và tối đa hóa doanh thu. Bất kỳ vấn đề nào công ty của bạn đang phải đối mặt chúng tôi đều có giải pháp để giúp bạn vượt qua nó. Vì thế, quý doanh nghiệp có thể liên hệ với TIT bất cứ lúc nào qua địa chỉ liên hệ sau.

Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT

(TIT Technology and Service Joint Stock Company)

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – Ngõ 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT