Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Quản lý sản xuất – những yêu cầu cơ bản

Quản lý sản xuất – những yêu cầu cơ bản

02/12/2017 | 3070 lượt xem

[sg_popup id=”14″ event=”onload”][/sg_popup]Để bộ máy sản xuất được vận hành một cách trơn tru, sản phẩm sản xuất ra được hiệu quả không chỉ đòi hỏi kỹ năng và sự chăm chỉ của đội ngũ công nhân trong quá trình làm việc. Việc bộ máy có hoạt động hoàn hảo hay không đòi hỏi khả năng sắp xếp và lãnh đạo bộ máy sao cho hiệu quả và năng suất nhất. Vậy, công việc của người quản lý sản xuất là gì? Đâu là giải pháp để họ đảm bảo thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả? Nếu bạn đang tìm cho mình câu trả lời cho những câu hỏi đó, bài viết này là dành cho bạn.

Công việc của người quản lý sản xuất là gì?

  • Phân tích dữ liệu sản xuất, lập kế hoạch, lên lịch trình sản xuất, đánh giá các yêu cầu dự án và nguồn lực.
  • Ước tính, thỏa thuận và chốt ngân sách, khung thời gian sản xuất với khách hàng và các tiêu chuẩn quản lý chất lượng. Đảm bảo rằng sản xuất đúng lịch trình và nằm trong ngân sách.
  • Nếu cần thiết, thỏa thuận lại khung thời gian sản xuất khi có thay đổi về việc lựa chọn, đặt hàng hay mua nguyên vật liệu.
  • Theo dõi tiến độ sản xuất, nắm vững các hiện tượng bất thường, điều hoà và kịp thời thông báo tin tức bất thường lên cấp trên và phòng kinh doanh. Viết báo cáo sản xuất.
  • Phụ trách giám sát công việc của các phòng ban, các xưởng sản xuất, bồi dưỡng và điều hoà mối quan hệ giữa các phòng ban.
  • Thuê, đào tạo và đánh giá nhân viên. Theo dõi công nhân của nhà máy để đảm bảo công nhân đạt hiệu suất làm việc và yêu cầu về an toàn.
  • Xác định những máy móc mới cần thiết hoặc tăng ca khi cần thiết. Tổ chức việc sửa chữa, bảo dưỡng định kỳ các thiết bị sản xuất.
  • Sửa các lỗi sản phẩm: quản lý sản xuất phát hiện lỗi sản phẩm, nguyên nhân gây ra lỗi sản phẩm và giải quyết vấn đề để khắc phục lỗi đó.
  • Tổ chức cải tiến kỹ thuật và điều hành toàn bộ quá trình sản xuất.
  • Sắp xếp chức vụ, công việc cho nhân viên trực thuộc và tổ chức kiểm tra tay nghề.
  • Đặt ra mục tiêu chất lượng cho phòng sản xuất và phải kịp thời tiến hành đánh giá, giám sát.
  • Thực hiện công tác 5S.
  • Tiếp nhận lệnh sản xuất của phòng kinh doanh, kiểm tra tồn kho, lập phiếu theo công sản xuất.
  • Phân tích năng suất tiềm năng của các thiết bị sản xuất, và căn cứ vào tình hình nguyên liệu lập ra kế hoạch sản xuất ngày hoặc thay đổi kế hoạch sản xuất.
  • Tiếp nhận tin tức của phòng kinh doanh, sắp xếp kế hoạch xuất hàng.

Vậy để thực hiện khối lượng công việc lớn như vậy, người quản lý sản xuất cần phải làm gì?

Giải pháp đảm bảo việc quản lý dự án hiệu quả

Khối lượng công việc lớn, yêu cầu công việc phải đảm bảo sự chính xác và hiệu quả, áp lực với công việc không nhỏ. Để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, bên cạnh việc có những kỹ năng sắp xếp công việc cần thiết, bên cạnh khả năng tính toán và bao quát công việc, người quản lý cần có sự giúp đỡ của một thiết bị công nghệ hiệu quả. Phần mềm quản lý sản xuất Faceworks có thể là giải pháp đó. Với việc sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, bạn có thể:

pm-qly-san-xuat

  • Quản lý dữ liệu: Phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ người sử dụng có thể cập nhật và lưu trữ toàn bộ hệ thống dữ liệu của doanh nghiệp một cách nhanh chóng và hiệu quả. Với việc sử dụng phần mềm, bạn có thể quản lý: danh mục vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm, đơn giá sản phẩm, nhân công, phân bổ kế hoạch vật tư, lịch giao hàng, yêu cầu giao hàng,…
  • Tự động tính toán:Phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ cho người quản lý tính toán các số liệu cụ thể trong: danh mục vật tư, hóa đơn, đơn giá thành phẩm, thời gian làm việc của nhân viên, thời gian sản xuất, nhân công,… Từ đó, bạn có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức vẫn có thể có được những kết quả chính xác và khoa học nhất.
  • Tự động cảnh báo:Phần mềm quản lý sản xuất hỗ trợ người sử dụng được cảnh báo trong những trường hợp cần thiết. Hệ thống tự động cân đối kế hoạch vật tư sau khi phân bổ, cảnh báo tồn kho tối thiểu, cảnh báo tình hình vật tư, cảnh báo tồn kho lý thuyết, truy nguyên nguồn gốc vật tư,… Từ đó, bạn có thể tránh được những tình trạng nhầm lẫn và sai sót không đáng có trong quá trình quản lý.
  • Báo cáo qua biểu đồ:Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, bạn có thể cập nhật tình hình hoạt động của doanh nghiệp qua biểu đồ. Người quản lý không cần mất nhiều thời gian và công sức vẫn có thể giám sát và theo dõi công việc, năng suất làm việc của nhân viên, các phòng ban, bộ phận.

Quản lý sản xuất không phải là công việc đơn giản. Người quản lý sản xuất phải có được nhiều kỹ năng và những hiểu biết nhất định để có thể thúc đẩy phát triển trong quá trình sản xuất. Sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, bạn có thể tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 27 – Tô Vĩnh Diện – Thanh Xuân – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT