Quy trình quản lý sản xuất
Trong quá trình sản xuất bất kỳ một loại hàng hóa nào cũng đòi hỏi nhà sản xuất phải đảm bảo được những công đoạn cơ bản trong quy trình sản xuất quy định sẵn. Việc thiết lập các quy trình sản xuất không những giúp cho người thực hiện sản xuất đảm bảo hiệu quả mà còn giúp cho người quản lý có thể theo dõi, giám sát được chất lượng sản xuất. Vậy quy trình quản lý sản xuất yêu cầu những công đoạn nào?
Đánh giá năng lực sản xuất
Để có thể đi vào sản xuất một cách nhanh chóng và thuận lợi, người quản lý cần phải đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp mình. Việc đánh giá năng lực sản xuất khiến cho người quản lý có thể xác định được thị trường có cần đến mặt hàng của mình hay không, cần nhiều hay ít, và khả năng của doanh nghiệp, công ty mình có đáp ứng được hay không, đáp ứng được đến mức độ nào.
Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
Sau khi xác định được nhu cầu thị trường và đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, người quản lý cần hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cần thiết để thực hiện công việc sản xuất một cách hiệu quả.
Quản lý các công đoạn sản xuất
Để có thể thực hiện các công đoạn sản xuất một cách nhanh chóng, khoa học, người quản lý cần phải xác định những công đoạn cụ thể trong quá trình sản xuất. Việc xác định các công đoạn cụ thể yêu cầu cần phải đảm bảo sự chặt chẽ, những tính toán cụ thể để tránh những sai sót, những thất thoát không đáng có trong quá trình sản xuất.
Quản lý chất lượng sản phẩm
Sản phẩm là thứ nói lên tất cả doanh nghiệp hay cơ sở sản xuất của bạn hoạt động như thế nào. Việc quản lý chất lượng sản phẩm sẽ giúp cho người quản lý nhận biết được chất lượng của quá trình sản xuất của mình ra sao để có kế hoạch xử lý cụ thể. Công đoạn này yêu cầu phải được báo cáo số lượng, tính chất, đặc điểm, phân loại của từng loại sản phẩm để từ đó định giá cả những sản phẩm có thể bán ra thị trường hay xử lý những mặt hàng hư hỏng, hàng lỗi.
Định giá cho sản phẩm
Sau khi xem xét chất lượng sản phẩm, việc định giá cho sản phẩm là việc làm cần có. Giá cả sản phẩm phải được dựa trên chi phí cho nguyên vật liệu, hao tổn máy móc và hao phí lao động của công nhân. Tuy nhiên, trong một lô sản phẩm cụ thể cần phải được phân loại để xác định những sản phẩm nào đảm bảo chất lượng và nhu cầu thị trường, đâu là những sản phẩm hỏng, lỗi để có kế hoạch xử lý cụ thể.
Quản lý bán hàng
Việc quản lý bán hàng yêu cầu xác định nhu cầu của thị trường và giá cả của mỗi loại sản phẩm. Ngưởi quản lý cần phải được báo cáo doanh số bán hàng hằng ngày để đảm bảo quá trình bán hàng được diễn ra thông suốt.
Trong sản xuất, để có thể đảm bảo những công đoạn này không phải là điều đơn giản. Chính vì vậy, đòi hỏi người quản lý cần đến một công cụ quản lý hiệu quả. Phần mềm quản lý sản xuất có thể là giải pháp tốt nhất cho bạn. Với việc sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, người sử dụng có thể:
- Quản lý danh mục vật tư, bán thành phẩm, thành phẩm
- Quản lý hệ số quy đổi của từng loại vật tư
- Quản lý đơn giá vật tư theo giai đoạn thời gian, mã vật tư
- Quản lý đơn giá nhân công, hệ số nhân công theo thời gian
- Quản lý định mức vật tư, nhân công
- Quản lý danh mục công đoạn
- Quản lý năng lực sản xuất của các bộ phận
- Quản lý kế hoạch vật tư
- Quản lý phân bổ dữ liệu
- Quản lý yêu cầu sản xuất, lệnh sản xuất
- Quản lý kế hoạch sản xuất
- Quản lý lô sản xuất
- Quản lý lịch giao hàng
- Quản lý yêu cầu mua hàng
- Quản lý danh mục lỗi
- Quản lý quy trình đản bảo chất lượng
- Quản lý kho : Xuất, nhập, tồn, vị trí hàng hóa
Để cho quá trình sản xuất diễn ra hiệu quả, chất lượng nhất, hãy sử dụng phần mềm quản lý sản xuất để mọi việc được thực hiện dễ dàng, khoa học nhất. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm vui lòng liên hệ với chúng tôi hoặc đăng ký tại đây.
Thông tin liên hệ:
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT
Hà Nội: 27 – Tô Vĩnh Diện – Thanh Xuân – Hà Nội
HCM: 31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM
Điện thoại: 04 7306 1636
Hotline: 0974 69 6600
E-mail: info@tit-vn.com