Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Vai trò của người quản lý trong quản lý sản xuất

Vai trò của người quản lý trong quản lý sản xuất

17/11/2018 | 10021 lượt xem

Vai trò của người quản lý trong quản lý sản xuất

Người quản lý trong quản trị sản xuất của một doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng, người quản lý sản xuất có thể khiến một doanh nghiệp thành công và thất bại qua những quyết định đúng sai của họ. Các nhà quản lý sản xuất quan tâm rất nhiều đến hiệu quả công việc, thể hiện khi chúng ta so sánh những kết quả đạt được với những chi phí đã bỏ ra. Hiệu quả cao khi kết quả đạt được nhiều hơn so với chi phí và ngược lại, hiệu quả thấp khi cho phí nhiều hơn so với kết quả đạt được. Cũng như các nhà quản trị nói chung, nhà quản trị sản xuất thực hiện các chưng năng cơ bản của quản trị như: Hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra.

1. Kỹ năng kỹ thuật hoặc chuyên môn nghiệp vụ

Đây là khả năng cần thiết để thực hiện một công việc cụ thể. Nói cách khác là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà quản trị. Ví dụ: soạn thảo chương trình điện toán, soạn thảo hợp đồng pháp lý kinh doanh, thiết kế cơ khí… Đây là kỹ năng rất cần cho quản trị viên cấp cơ sở hơn là cho cấp quản trị viên trung gian hoặc cao cấp.

2. Kỹ năng nhân sự

Đây là những kiến thức liên quan đến khả năng cùng làm việc, động viên và điều khiển nhân sự. Kỹ năng nhân sự là tài năng đặc biệt của nhà quản trị trong việc quan hệ với những người khác nhằm tạo sự thuận lợi và thúc đẩy sự hoàn thành công việc chung. Một vài kỹ năng nhân sự cần thiết cho bất cứ quản trị viên nào là biết cách thông đạt hữu hiệu, có thái độ quan tâm tích cực đến người khác, xây dựng không khí hợp tác trong lao động, biết cách tác động và hướng dẫn nhân sự trong tổ chức để hoàn thành các công việc. Kỹ năng nhân sự đối với mọi cấp quản trị viên đều cần thiết như nhau trong bất kỳ tổ chức nào, dù là phạm vi kinh doanh hoặc phi kinh doanh.

3. Kỹ năng nhận thức hay tư duy

Kỹ năng này có thể nói là cái khó hình thành nhất nhưng nó lại có vai trò đặc biệt quan trọng, nhất là đối với các nhà quản trị cao cấp. Họ cần có tư duy chiến lược tốt để đề ra đúng đường lối chính sách đối phí có hiệu quả với những bất trắc, đe dọa, kìm hãm sự phát triển đối với tổ chức. Nhà quản trị cần phải có phương pháp tổng hợp tư duy hệ thống, biết phân tích mối liên hệ giữa các bộ phận, các vấn đề cần giải quyết. Biết cách làm giảm những sự phức tạp rắc rối xuống một mức độ có thể chấp nhận được trong một tổ chức.

Những cấp quản trị càng cao thì càng cần nhiều những kỹ năng về tư duy. Ngược lại ở những cấp quản trị càng thấp thì càng cần nhiều kỹ năng về chuyên môn kỹ thuật hơn. Kỹ năng nhân sự là cần thiết ở bất kỳ cấp nào. Mặc dù vậy, trên thực tế thường đòi hỏi cụ thể về mức độ kỹ năng nhân sự có thể khác nhau tùy theo loại cán bộ quản trị nhưng xét theo quan điểm của nhiều nhà kinh tế thì nó lại đóng vai trò quan trọng nhất, góp phần làm cho các nhà quản trị thực hiện thành công các loại kỹ năng khác của mình và góp phần vào việc đạt được thành công về mục tiêu chung của cả tổ chức.

Các hoạt động chủ yếu của một nhà quản trị sản xuất là:

1. Hoạch định

  • Quyết định về tập hợp sản phẩm hoặc dịch vụ
  • Xây dựng kế hoạch tiến độ, kết hoạch năng lực sản xuất
  • Thiết lập các dự án cải tiến và các dự án khác
  • Quyết định phương pháp sản xuất cho mỗi mặt hàng
  • Lập kế hoạch trang bị máy móc và bố trí nhà xưởng, thiết bị

2. Tổ chức

  • Ra quyết định cơ cấu tổ chức của hệ thống sản xuất như: sản xuất tập trung hay phân tán, tổ chức theo sản phẩm
  • Thiết kế nơi làm việc, phân công trách nhiệm cho mỗi hoạt động
  • Sắp xếp mạng lưới nhân viên phân phối hàng hóa và tiếp nhận yếu tố đầu vào cho sản xuất
  • Thiết lập các chính sách để bảo đảm sự hoạt động bình thường của máy móc thiết bị

3. Kiểm soát

  • Theo dõi và kích thích sự nhiệt tình của nhân viên trong việc thực hiện các mục tiêu
  • So sánh chi phí với ngân sách, so sánh việc thực hiện định mức lao động, so sách tồn kho với mức hợp lý
  • Kiểm tra chất lượng

4. Lãnh đạo

  • Thiết lập các điều khoản hợp đồng thống nhất
  • Thiết lập các chính sách nhân sự, các hợp đồng lao động
  • Thiết lập các chỉ dẫn và phân công công việc
  • Chỉ ra các công việc cần làm gấp

5. Động viên

  • Thực hiện những yêu cầu qua các quan hệ lãnh đạo như mục tiêu mong muốn
  • Khuyến khích thông qua khen ngợi, công nhận, khen tinh thần và thưởng vật chất
  • Động viên qua các công việc phong phú và các công việc thay đổi

6. Phối hợp

  • Thực hiện phối hợp qua các kế hoạch thống nhất, phối hợp các cơ sở dữ liệu được chuẩn hóa
  • Theo dõi các công việc hiện tại và giới thiệu các công việc cần thiết
  • Báo cáo, cung cấp tài liệu và truyền thông
  • Phối hợp các hoạt động mua sắm, giao hàng, thay đổi thiết kế
  • Chịu trách nhiệm trước khách hàng về trạng thái đơn hàng
  • Chức năng đào tạo phát triển nhân sự, giúp đỡ công nhân

Quý  doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý sản xuất, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT