Trang chủ Tin tức Tin Tức Phần Mềm Làm thế nào để áp dụng ERP thành công trong doanh nghiệp sản xuất

Làm thế nào để áp dụng ERP thành công trong doanh nghiệp sản xuất

29/07/2016 | 1425 lượt xem

Làm thế nào để áp dụng ERP thành công trong doanh nghiệp sản xuất 

               erp

    Không phải là quá phô trương khi nói rằng, phần mềm ERP nói chung và Faceworks nói riêng, được ví như một cuộc cách mạng trong sản xuất. Để giữ vững vị trí của mình trong ngành công nghiệp sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã tìm đến Faceworks để gia tăng mức độ chính xác, tăng tốc lợi thế cạnh tranh bằng cách cải thiện quy trình sản xuất, và tập trung vào khả năng và kiến thức nội bộ của mình để tối ưu hóa mọi tài nguyên sẵn có.

    Giải pháp Faceworks dựa trên mô hình đám mây chính là chìa khóa giúp các nhà sản xuất đem khả năng và kiến thức sẵn có áp dụng vào quy trình bán hàng. Thời gian tung sản phẩm ra thị trường được rút ngắn lại, các quy trình được đơn giản hóa tùy theo người sử dụng và vì vậy, tỷ lệ tiêu thụ hàng hóa từ nhà bán buôn và bán lẻ cũng gia tăng.

     Tuy nhiên, trong giới kinh doanh cũng không quên được những câu chuyện về những lần thất bại khi triển khai mô hình ERP, vậy làm thế nào để việc áp dụng mô hình ERP thực sự trở thành “cuộc cách mạng” đối với doanh nghiệp mình?

Lựa chọn đúng giải pháp

     Các công ty phần mềm thường có xu hướng “hoàn hảo hóa” khả năng sản phẩm của mình, tức là với bất kì yêu cầu nào của doanh nghiệp, phần mềm cũng có khả năng giải quyết. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải có quá trình lựa chọn khắt khe và có cấu trúc để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho mình.

     Dựa trên tiêu chí này, đội ngũ làm phần mềm Faceworks dành cho người sử dụng những trải nghiệm của riêng mình đối với việc sử dụng phần mềm .

Lập kế hoạch dự án một cách cẩn thận

     Hoạch định kế hoạch tổng thể: lưu ý các cột mốc quan trọng (thời điểm bắt đầu & kết thúc quy trình sản xuất. Hoạch định kế hoạch tài chính (dự trù ngân sách) sản xuất.  Hoạch định nguồn nhân lực thực hiện sản xuất (cũng cần hoạch định lại kế hoạch tổng thể cho phù hợp với kế hoạch tài chính và nguồn nhân lực).

Xác định phạm vi dự án rõ ràng và luôn tập trung vào đó

      Việc có những phát sinh trong quá trình sản xuất thường dẫn đến sự chồng chéo khó kiểm soát mục đích vậy nên việc xác định rõ ràng mục đích cũng như phạm vi chính là một trong những yêu tố quyết định. Đối với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động chính có thể kể đến như quy trình từ thu mua nguyên vật liệu, quy trình sản xuất sản phẩm đên việc đưa sản phẩm, kiểm tra hàng tồn …

Tập trung vào những lợi ích đã xác định

     Một dự án ERP thành công không chỉ đo đạc bằng các tiêu chuẩn thông thường như hoàn thành đúng thời gian hay đúng ngân sách. Thành công thực sự thể hiện trong việc giải quyết hoàn toàn các bài toán nghiệp vụ cũng như quản lý của doanh nghiệp, mức độ hài lòng của đội ngũ nhân viên với hệ thống mới. Từ đó doanh nghiệp đạt được những lợi ích đã kỳ vọng khi quyết định đầu tư ERP như tăng năng suất, giảm được chi phí, minh bạch hóa tài chính…

Lựa chọn đội dự án với các thành viên phù hợp

     Sai lầm của một số mô hình ERP thất bại là do lãnh đạo thường giao cho một số bộ phận như kế toán hoặc IT để phụ trách hoàn toàn việc triển khai ERP từ khâu lựa chọn, tư vấn đến triển khai vì coi đó là một chương trình phần mềm và kế toán là khâu quan trọng nhất còn lại là công nghệ phần mềm… Để tránh tình trạng này, để việc triển khai về mặt kĩ thuật đạt hiệu quả tốt nhất, các nhà lãnh đạo tốt hơn hết nên tìm hiểu thông tin về đội ngũ IT, đội ngũ làm phần mềm mà mình hợp tác làm sao để sự thấu hiểu ở hai bên đạt mức cao nhất.

Đảm bảo có sự cam kết từ cấp lãnh đạo

      Dự án ERP dành cho sản xuất hay bất kì dự án nào cũng cần phải được định hướng từ trên xuống dưới, cần có người từ đội ngũ lãnh đạo tham gia chỉ đạo, hỗ trợ hàng ngày. Mâu thuẫn, hay đơn giản là sự không thống nhất có thể nảy sinh bất cứ lúc nào giữa thành viên hai đội dự án, đó là lúc cần sự dung hòa cũng như quyết đoán của lãnh đạo .

Đảm bảo người dùng cuối được đào tạo đầy đủ

    Doanh nghiệp nên tạo điều kiện cho tất cả moi người có cơ hội được đào tạo về kĩ năng sử dụng; tuy nhiên, trong một số trường hợp người dùng quá đông hay doanh nghiệp có nhiều quá nhiều chi nhánh tại nhiều địa điểm khác nhau, có thể lựa chọn đào tạo những người chủ chốt, sau đó chính những người này sẽ tiếp tục đào tạo lại cho người khác.

    Có nhiều tiêu chí khác nhau để giúp cho mô hình phần mềm ERP đi vào hoạt động thành công trong doanh nghiệp sản xuất. Bài viết trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT