Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Những sai lầm khi quản lý nhân viên trong thời đại mới

Những sai lầm khi quản lý nhân viên trong thời đại mới

12/01/2019 | 1090 lượt xem

Những sai lầm khi quản lý nhân viên trong thời đại mới

Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên thế giới như Google, Facebook, Apple… gặt hái được nhiều thành công do cách quản lý nhân viên hiện đại, tạo cảm giác cho nhân viên đi làm không bị áp lực và nhiệt huyết trong công việc hơn. Tại các trụ sở làm việc của Google, không gian làm việc có đầy đủ các thiết bị giải trí và thư giãn như phòng mát xa, đồ ăn thượng hạng, tiệc tùng mọi lúc và tất nhiên là mọi thế đều miễn phí. Nhân viên có thể sử dụng những thiết bị ấy trong giờ làm việc vì Google cho phép nhân viên của họ được sử dụng 20% quỹ thời gian làm việc tùy theo ý mình. Theo Google trong thời gian đó, các nhân viên tự do theo đổi những ý tưởng mới được gọi là “các dự án cho tương lao” bằng những phát kiến có được trong lúc sử dụng khoảng thời gian ấy.

Có thể nhận thấy cách quản lý nhân viên của Google cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn khác về cách quản lý truyền thống quá khắt khe đối với nhân viên. Nhiều nhà quản lý thường chỉ nghĩ đến lợi ích của tổ chức hay của lãnh đạo mà thiếu thiện ý sẽ luôn là những rào cản đối với sự phát triển sự nghiệp của nhân viên mà không hề nhận ra điều đó. Những hành vi phổ biến sau đây của các nhà lãnh đạo, các giám đốc hay nhà quản lý thường sẽ gây ảnh hưởng tới nhân viên, do đó doanh nghiệp và nhất là các giám đốc nhân sự cần nhanh chóng nhận ra và khắc phục chúng.

1. Quản lý con người thay vì tạo ra rào cản

Nhiệm vụ chính của các nhà quản lý là giám sát công việc của cấp dưới , đồng thời giúp họ giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong công việc và động viên cho họ. Tuy nhiên, vẫn tồn tại hông ít những kiểu quản lý gây kém hiệu quả nhưng đa số họ lại không nhạn ra cho đến khi những nhân viên giỏi lần lượt rời đi thì các nhà quản lý mới nhận ra mình đang quản lý sai.

Những nhà quản lý hiệu quả sẽ không quá khắt khe khi bới móc mọi chi tiết công việc của nhân viên, nhất là những người có năng lực và đã được đào tạo kỹ càng. Những giám đốc thành công sẽ xây dựng các quy trình, hệ thống để nhân viên tự thực hiện công việc của mình mà không cần có sự giám sát của cấp trên bằng cách sử dụng phần mềm quản lý công việc và phần mềm quản lý nhân sự Faceworks.

2. Không nỗ lực xây dựng văn hóa tổ chức

Việc xây dựng văn hóa tổ chức không chỉ là của riêng ai mà cần có sự tham gia của tất cả các lãnh đạo cấp cao. Mỗi lĩnh vực trong doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của từng giám đốc vì thế phải thể hiện được văn hóa và các giá trị tích cực của doanh nghiệp ở cấp độ bao quát, đại diện cho cả tổ chức. Điều này đòi hỏi sự cân bằng trong hành vi các thành viên trong đội ngũ.

Các giám đốc đầu tư vào việc xây dựng văn hóa chung của tổ chức có nghĩa là đặ ra những kỳ vọng về các hành vi, các giá trị mà các thành viên phải đi theo trước khi phát sinh các vấn đề. Bên cạnh đó, cũng cần phải giúp nhân viên có những kết nối mang tính cá nhân với nhau. Ví dụ tổ chức những buổi sinh hoạt dã ngoại với các hoạt động team building hay các cuộc họp thân mật.

3. Chỉ khen thưởng cá nhân thay vì tập thể

Đánh giá hiệu quả làm việc, đề bạt thăng tiến, khen ngợi công khai… đều là những việc làm có thể tạo ảnh hưởng đến hành vi của nhân viên theo những cách có thể nhìn thấy được cũng như không nhìn thấy được. Tuy nhiên, các giám đốc không nên chờ cho đến những dịp này mới công nhận thành tích của nhân viên hay nhóm của họ. Và điều quan trọng hơn là phải cân bằng trong việc khen thưởng, công nhận thành tích làm việc của cá nhân và cả tập thể. Bên cạnh việc công khai khen ngợi cá nhân và thưởng cho họ bằng một số hình thức như tiền mặt, quà tặng, thời gian nghỉ, các nhà quản lý cũng cần phải chúc mừng các nhóm đã đạt thành tích tốt trên phạm vi toàn phòng ban hoặc công ty qua các hình thức như gửi thư điện tử, tổ chức các buổi tiệc, các hoạt động giải trí sau giờ làm việc.

4. Đặt nặng kết quả

Kết quả công việc là vô cùng quan trọng nhưng không nên dựa vào nó để đánh giá hoàn toàn một năng lực của con người. Các giám đốc cần phải xem xét cả quá trình tạo ra những kết quả cuối cùng như: công sức đầu tư, thời gian nghiên cứu, khó khăn mà họ gặp phải… Những vị sếp tốt luôn công nhận những hành vi tích cực, chẳng hạn như sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm, cho dù những hành vi ấy có đem lại nhiều kết quả đo lường được hay không.

Việc chú trọng vào kết quả cuối cùng sẽ có khuynh hướng làm nhân viên thiếu sự gắn kết, mà lại tăng sự cạnh tranh (theo nghĩa tiêu cực) hoặc hình thành các văn hóa “ngoại lai”. Vì vậy, thay vì chỉ nhìn vào những con số, các giám đốc nên đánh giá cả quá trình và những giá trị mà các nhân viên đã tạo ra khi thực hiện một công việc hay dự án nào đó. Điều này sẽ làm cho nhân viên nhận ra rằng điều quan trọng không chỉ là làm được gì mà còn là làm điều đó như thế nào.

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn về giải pháp phần mềm quản lý công việc Faceworks hoặc đăng ký dùng thử tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT