Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng

01/12/2017 | 6317 lượt xem

QUY TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1. Lập dự án đầu tư xây dựng công trình

quy-trinh-thuc-hien-du-an-dau-tu-xay-dung

Thứ nhất, xin thông tin quy hoạch. Các cơ quan nhà nước cung cấp về thông tin quy hoạch đô thị đã được phê duyệt là Sở Quy hoạch Kiến trúc, các ban quản lý các khu chức năng đô thị, các phong quản lý đô thị của các tỉnh, quận, huyện.

Thứ hai, lập dự án đầu tư xây dựng công trình. Các kế hoạch cần phải được xây dựng sớm nhất, bởi chúng ta phải trình lên các nhà đầu tư và rất nhiều cấp lãnh đạo. Các bản kế hoạch được gửi đi càng sớm thì chúng ta càng có nhiều thời gian điều chỉnh, bổ sung đáp ứng các yêu cầu từ khách hàng, làm vừa lòng khách hàng.

Thứ ba, chuẩn bị nội dung phần thuyết minh của Dự án đầu tư xây dựng công trình. Các mục cần có trong nội dung thuyết minh là:

  • Sự cần thiết và mục tiêu
  • Mô tả quy mô và diện tích xây dựng công trình
  • Các giải pháp thực hiện
  • Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng cháy & chữa cháy, các yêu cầu về an ninh.
  • Tổng mức đầu tư của dự án

Thứ tư, nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng. Thiết kế cơ sở là thiết kế được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng công trình. Nội dung thiết kế cơ sở bao gồm 2 phần, phần thuyết minh và phần bảo vệ.

Thứ năm, hồ sơ thẩm định Dự án đầu tư xây dựng. Làm bất cứ điều gì chúng ta cũng cần xem xét tính khả thi của nó. Dự án đầu tư xây dựng lại càng cần điều này do chúng tồn tại lâu dài, liên quan đến lợi ích và an toàn của nhiều người, đặc biệt các dự án xây dựng có thể ngốn hàng trăm, hàng chục tỷ đồng.

Thứ sáu, báo cáo kinh tế – kỹ thuật xây dựng công trình. Tức là trình bày cụ thể ngân sách, các công nhệ – kỹ thuật cần phải sử dụng cho dự án xây dựng. Liệt kê càng chi tiết, càng cụ thể thì chi tiêu thực sẽ không bị vượt quá mức chi tiêu dự kiến quá xa.

Thứ bảy, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng công trình. Dự án đầu tư xây dựng công trình phải điều chỉnh khi xảy ra một trong các trường hợp: bị ảnh hưởng bởi thiên tai, xuất hiên các yếu tố đem lại lợi ích cao hơn cho dự án, quy hoạch xây dựng thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến địa điểm, quy môn, mục tiêu của dự án. Đặc biệt, khi điều chỉnh dự án làm thay đổi mục tiêu, địa điểm hoặc vượt tổng đầu tư thì phải báo cáo lại với người quyết định đầu tư. Những nội dung thay đổi phải tiến hành thẩm định.

Thứ tám, thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng. Mục đích của thi tuyển là tìm kiếm những ý tưởng mới, đề xuất mới. Thi tuyển vừa kích tính sáng tạo, vừa công bằng. Thi tuyển chỉ diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định nên chúng ta có thể tìm kiếm được thiết kế mong muốn đúng thời gian quy định.

2. Thực hiện dự án đầu tư xây dựng

Thứ nhất, thực hiện thủ tục giao thuê đất. Nhà thầu phải thật cẩn trọng và chi tiết trong nội dung này bởi nó là mục bắt buộc, đi liền với pháp luật,…Các bước thực hiện thủ tục giao đất là: lập hồ sơ xin giao, nộp hồ sơ xin giao thuê đất cho sở Tài nguyên & môi trường, thẩm tra hồ sơ xin giao, thuê đất, cắm mốc giới lô đất, lập hồ sơ trích lục bản đồ và quyết định giao, thuê đất.

Thứ hai, thiết kế xây dựng công trình. Những việc mà thiết kế công trình phải làm là thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công. Công việc này kéo dài từ khi dự án xây dựng khởi công đến khi dự án cắt băng khánh thành. Vì tiến hành thi công sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh mà chúng ta khó có thể liệt kê chính xác đầy đủ nên người thiết kế cần liên tục bám sát để có những điều chỉnh kịp thời và phù hợp.

Thứ ba, xin giấy phép xây dựng. Trước khi tiến hành xây dựng bất cứ công trình gì từ nhà ở đến công ty, siêu thị,… đều có giấy phép xây dựng. Đây là điều kiện cần của một dự án xây dựng. Nếu không xin được giấy xây dựng thì dù dự án có mang lại nhiều lợi nhuận đến mấy, nguồn lực của tổ chức mạnh đến đâu cũng trở nên vô nghĩa bởi dự án sẽ ở mãi trên giấy.

Thứ tư, quản lý thi công xây dựng công trình. Quản lý thi công công trình bao gồm quản lý chất lượng xây dựng, quản lý tiến độ xây dựng, quản lý khối lượng thi công,… an toàn trên công trường  và quả lý môi trường xây dựng. Thường xuyên kiểm tra, quản lý thi công khi xây dựng như là bước phòng tránh rủi ro, nó triệt tiêu những nguy cơ tổ chức gặp phải những rắc rối với các cơ quan nhà nước, công nhân xây dựng.

Thứ năm, các hình thức quản lý xây dựng công trình. Tính chất, quy mô, mục tiêu,… của mỗi dự án là khác nhau, năng lực của các tổ chức lại càng khác nhau. Vì vậy, không thể sử dụng một hình thức quản lý chung cho mọi dự án mà phải dựa trên các yếu tố kể trên để lựa chọn. Thậm chí, trong một dự án nhưng ở mỗi giai đoạn lại sử dụng hình thức quản lý khác nhau.

3. Điều kiện năng lực của tổ chức

Năng lực của tổ chức là năng lực kinh tế và năng thực nhân sự. Năng lực quyết định tới 70% sự thành công của dự án. Vì vậy, trước khi triển khai dự án thì tổ chức kiểm tra, rà soát nguồn lực. Nếu năng lực còn hạn chế chưa đủ đáp ứng với quy mô của dự án thì lập tức có phương án bổ sung nguồn lực hoặc có sự điều chỉnh quy mô của dự án.

Quy trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng rất phức tập do bao gồm nhiều công việc, có sự tham gia của nhiều phòng ban, cá nhân trong và ngoài tổ chức. Để đảm bảo thành công của dự án, nhóm thực hiện dự án phải ắm chắc quy trình và cần có những giải pháp hỗ trợ. Một trong những giải pháp đó là phần mềm quản lý dự án xây dựng.

Quý  doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý xây dựng, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất hoặc đăng ký tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT