Trang chủ Tin tức Quản lý kinh doanh Chức năng quản lý KPI của nhân viên kinh doanh

Chức năng quản lý KPI của nhân viên kinh doanh

18/11/2020 | 702 lượt xem

Trong môi trường làm việc, không phải nhân viên nào cũng có năng lực và tác phong giống nhau. Để khai thác triệt để được năng lực của nhân viên, lãnh đạo doanh nghiệp trước hết phải biết phân bổ công việc hợp lý thì mới có thể thu về nguồn doanh số tốt nhất. Thế nhưng có nhiều doanh nghiệp vẫn chưa coi trọng điều này, phân chia công việc cho các nhân viên giống nhau, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát được chất lượng công việc của toàn công ty. Vậy, làm cách nào để khắc phục được điều này? Ở bài viết này sẽ phân tích rõ hơn về hiện trạng cũng như giải pháp tối ưu để quý công ty có thể tham khảo và áp dụng.

Thực trạng của các doanh nghiệp khi không quản lý được KPI và khối lượng công việc mà mỗi nhân viên phụ trách

Khi trưởng phòng đặt ra KPI cho mỗi nhân viên đều bao gồm khối lượng công việc, thời gian thực hiện và doanh số cần đạt. Sau đó nhân viên chỉ cần hoàn thành những chỉ tiêu đó đúng hạn là được. Thế nhưng cũng chính vì cách phân chia đồng đều như vậy mà trưởng phòng không thể nắm rõ được quá trình làm việc của nhân viên. Các con số cụ thể về khối lượng công việc, kết quả của mỗi đối tượng sản phẩm hay khách hàng cũng chỉ có một mình nhân viên đó biết, trưởng phòng hay các cấp lãnh đạo rất khó khăn khi quản lý hết được những điều đó. Vậy nên việc đánh giá chính xác mức độ năng lực của nhân viên khi đạt được KPI vẫn là một vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp.

Sử dụng hệ thống phần mềm để giải quyết vấn đề quản lý KPI của nhân viên kinh doanh theo doanh số và khối lượng công việc thực hiện

Khi áp dụng phần mềm công nghệ vào việc phân chia công việc cho nhân viên, các thông tin về khối lượng công việc, doanh số cần đạt và cả quá trình làm việc của nhân viên đều sẽ được cập nhật lên hệ thống. Như vậy, trưởng phòng kinh doanh sẽ dễ dàng theo dõi được quá trình làm việc của nhân viên, hiểu rõ năng lực của từng người, từ đó thay đổi cách phân chia công việc để đem lại hiệu quả công việc một cách tốt nhất.

Ví dụ như khi nhân viên tư vấn khi gọi điện cho khách hàng sẽ note lại lịch sử tư vấn. Trưởng phòng sẽ quản lý được quá trình làm việc cụ thể của từng nhân viên, xem nhân viên đó có gọi đủ chỉ tiêu khách hàng không, chốt được bao nhiêu đơn hàng, doanh số từng ngày thế nào,… Đồng thời, trưởng phòng kinh doanh cũng nắm được kỹ năng cũng như tác phong của nhân viên. Có người chăm chỉ, gọi nhiều khách hàng, nhưng doanh số lại thấp thì cần phải training lại kỹ năng thuyết phục khách hàng. Hay như có nhân viên mặc dù doanh số đạt được rất cao, vì vậy nên ỷ lại gọi ít khách hàng, thì cần phải thúc đẩy cũng như nâng cao KPI cho nhân viên đó để thu về lợi nhuận cao hơn.

Nhìn chung, sau khi sử dụng phần mềm, doanh số của các công ty tăng lên đáng kể, nhân viên cũng được phát huy hết năng lực của mình, góp phần tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, cầu tiến.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT