Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Học tập cách quản lý chuỗi cửa hàng từ McDonald

Học tập cách quản lý chuỗi cửa hàng từ McDonald

17/11/2017 | 7454 lượt xem

Học tập cách quản lý chuỗi cửa hàng từ McDonald

Kinh doanh chuỗi cửa hàng nhằm tăng doanh thu, phát triển thị trường. Phương thức kinh doanh chuỗi cửa hàng được ứng dụng rộng rãi ở các nước Âu – Mỹ. Song tại Việt Nam lại ngược lại, hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ tỏ ra hiệu quả hơn. Khi tiến hành mở rộng kinh doanh, các cửa hàng sau thường trì trệ: doanh thu kém, nhân viên thiếu chuyên nghiệp, chất lượng sản phẩm xuất hiện lỗi,… Tại sao? Chúng ta cùng xác định nguyên do thông qua phương pháp quản lý chuỗi cửa hàng của Mc Donald’s nhé.

hoc-tap-cach-quan-ly-chuoi-cua-hang-tu-mc-donald

1. Ứng dụng công nghệ vào quản lý bán hàng

Sản xuất hamburger theo dây truyền, trong cửa hàng có 8 hàng máy xay sinh tố, mỗi hàng năm chiếc có thể cho ra đời 40 cốc cùng thời điểm. Thịt rán cũng làm hàng chục miếng một lúc. Cốc, đĩa đều bằng giấy nên học không mất nhân công dọn dẹp, làm sạch. Ngoài ra họ còn thu gọn, tối giản các công đoạn sản xuất để thời gian tạo ra một suất ăn ngắn nhất.

Tất cả các cửa hàng Mc Donald trên thế giới đều sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, phần mềm quản lý chuỗi cửa hàng. Đây là lý do mà Kroc không bao giờ sợ thất thoát doanh thu hoặc lo lắng về chất lượng của những chiếc bánh hay chất lượng phục vụ của các nhân viên. Mọi hoạt động của chuỗi cửa hàng đều được quản lý thống nhất trên phần mềm. Dù ở đâu, thời điểm nào, Kroc chỉ mất thao tác để có được những thông tin mà ông cần như:

  • Báo cáo doanh số
  • Tình hình kho hàng (xuất – nhập kho, tồn kho, kiểm kê kho,…)
  • Tiến trình, chất lượng làm việc của nhân viên

2. Nhân bản một cách có hệ thống

Chi nhánh đầu tiên và cả trăm chi nhánh ở khắp nơi trên thế giới, Kroc đều sử dụng phương pháp quản lý, dây truyền sản xuất, hệ thống hình ảnh duy nhất. Từ cách thiết kế nhà hàng, nguồn cung cấp nguyên vật liệu, bao bì, hoạt động marketing,… đều giống hệt nhau. Nhờ đó mà khách hàng nhận ra các cửa hàng vệ tinh này là của thương hiệu Mc Donald. Họ có cảm giác như bước vào cửa hàng gốc, được sử dụng dịcch vụ ngay tại cửa hàng gốc.

3. Nhắm vào nhu cầu của khách hàng

Vào năm 1948 anh em Mac và Dick nhà McDonald chuyển từ kinh doanh nhà hàng barbece sang kinh doanh hamburger theo dây truyền đơn giản. Họ nhận thấy khách hàng ăn bánh thường hẹn hẹp về thời gian và tiền bạc. Họ muốn một loại thức ăn hợp với túi tiền. Họ muốn một loại thức ăn chỉ mất vài phút để order. Từ đó, thức ăn nhanh – hamburger 15 xu ra đời.

4. Phù hợp với văn hóa địa phương

Cửa hàng hamburger đầu tiên nhà Mc Donald tại  San Bernadio, bang California, miền Tây nước Mỹ. Hiện tại, nó đã xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới. Quan trọng nhất là món ăn này được rất nhiều người trên khắp thế giới yêu thích. Nó trở thành biểu tượng của chiến lược toàn cầu hóa. Điều gì đã tạo nên điều kỳ diệu này? Nhà Mc Donald không áp dụng một công thức bánh chung cho tất cả các vùng. Bởi khẩu vị của người Mỹ khác khẩu vị của người Việt Nam, Canada, Nhật Bản hay Đức. Mc Donald đã nghiên cứu thói quen ăn uống của vùng họ có ý định mở cửa hàng. Tôn trọng văn hóa ẩm thực của địa phương nhưng Mc Donald vẫn giữ nét hương vị đặc trưng của mình. Tức là, tại những cửa hàng vệ tinh bạn vừa có thể thưởng thức hamburger theo hương vị quê hương, vừa có thể thưởng thức humburger chuẩn Mc Donald, chuẩn nước Mỹ.

Qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn đã xác định được bạn đang thiếu bước nào, đốt cháy giai đoạn nào trong quy trình quản lý chuỗi cửa hàng. Bạn có ôm giấc mơ nhân bản cửa hàng và biến chúng thành biểu tượng hùng mạnh như Mc Donald? Hãy tham khảo bí quyết quản lý của Kroc và biến thành công của Kroc thành thành công của chính bạn.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT