Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Những chiêu gian lận của nhân viên bán hàng (Phần 2)

Những chiêu gian lận của nhân viên bán hàng (Phần 2)

21/10/2017 | 2958 lượt xem

Những nhân viên bán hàng không chỉ có một, hai cách gian dối để trục lợi, trong bài viết này, TIT sẽ tục điểm danh những mánh khóe ăn chặn tiền của họ.

Xem thêm: Những chiêu gian lận của nhân viên bán hàng (Phần 1)

6. Đánh tráo hàng thật hàng giả

  • Hành vi: Nhân viên bán hàng trộn những sản phẩm có hình dáng, mẫu mã giống hệt sản phẩm gốc vào các kệ giá của cửa hàng. Mục đích của họ là lợi dụng danh tiếng của cửa hàng, lợi dụng chất lượng của hàng hóa gốc để thu lợi. Hàng giả nhập vào 1 đồng trong khi hàng thật nhập vào là 10 đồng. Nhưng cả hai đều bán ra với giá 15 đồng. Như vậy nhân viên bán hàng đã bỏ túi riêng 14 đồng.
  • Thiệt hại: Cả cửa hàng và khách hàng đều chịu thiệt hại. Cửa hàng thì bị ảnh hưởng danh tiếng. Khách hàng phải dùng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
  •  Giải pháp: Tất cả các hàng hóa trong cửa hàng đều gắn đầy đủ logo, giá cả, tem mác, mã vạch,…

7. Tích đúp sản phẩm khi tạo hóa đơn

  •  Hành vi: Những nhân viên gian dối sẽ tích đúp sản phẩm khi làm hóa đơn cho những khách hàng mua nhiều hàng hóa hoặc mua 1 loại hàng hóa với số lượng lớn. Bởi số lượng hàng hóa lớn nên khách hàng sẽ khó phát hiện. Đợi khi khách hàng trả tiền xong thì nhân viên nhanh tay xóa sản phẩm bị kích đúp đi rồi in hóa đơn.
  • Thiệt hại: Khách hàng bị mất tiền oan. Trong trường hợp này cửa hàng không bi thiệt hại trực tiếp. Nhưng về lâu về dài, thì chắc chắn là sẽ bị ảnh hưởng tới uy tín. Vì sẽ có những vị khách có thói quen kiểm tra hóa đơn và hàng hóa trước khi ra về.
  • Giải pháp: Lắp đặt camera tại quầy thu ngân. Đồng thời khuyến cáo khách hàng kiểm tra lại hóa đơn và hàng hóa trước khi ra vể

8. Làm phiếu trả hàng khống

  • Hành vi: Khi khách hàng trả hàng tức là cửa hàng phải trả lại tiền cho khách. Lợi dụng điều này, nhân viên mua về những hàng giả hoặc lấy trộm hàng lỗi trong kho để làm phiếu đổi trả hàng khống. Chỉ cần 1 – 2 phiếu trả hàng thì nhân viên bán hàng đã ăn bớt được vài trăm đến 1 triệu của cửa hàng rồi.
  • Bên thiệt hại:  Cửa hàng bị tổn thất về doanh thu.
  • Giải pháp: Không thực hiện trả hàng thủ công. Yêu cầu nhân viên thiết lập phiếu trả hàng trên phần mềm quản lý bán hàng. Khi nhận hàng từ khách phải quết bằng mã vạch. Nếu mã vạch trên sản phẩm khớp với dữ liệu trong phần mềm quản lý bán hàng mới tiếp nhận.

9. Lợi dụng những hóa đơn để quên để lấy triết khấu hoặc quà tặng

  • Hành vi: Nhân viên bán hàng gộp những hóa đơn khách hàng để quên lại. Lựa chọn những hóa đơn đủ điều kiện hưởng chương trình khuyến mại và chiếm dụng khoản chiết khấu hoặc các món quà tặng ấy.
  • Bên thiệt hại:  Cả khách hàng và cửa hàng đều chịu thiệt. Khách hàng bị mất quyền lợi. Cửa hàng bị đục khoét ngân sách.
  • Giải pháp: Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Những giao dịch trên phần mềm quản lý bán hàng đều có đều đủ các thông tin của khách hàng như tên, số điện thoại, ngày giao dịch. Như vậy, dù khách hàng có để quên hóa đơn thì nhân viên cũng không thể sử dụng để làm điều gian dối được.

10. Sử dụng quà tặng để bán cho khách hàng

  • Hành vi: Nhân viên không tặng quà cho khách mua hàng mà họ bán quà tặng cho các khách hàng khác.
  • Bên thiệt hại: cả khách hàng và cửa hàng đều chịu tổn thất. Khách hàng không được hưởng quyền lợi vốn có của mình. Còn cửa hàng thì đi tong cả một chương trình tri ân khách hàng
  • Giải pháp: In những dấu hiệu đặc biệt lên quà tặng. Ví dụ: Hàng tặng không bán,…

TIT vừa đọc vị những trò gian lận của nhân viên bán hàng. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho công việc quản lý nhân viên bán hàng của bạn. Chúc bạn thành công.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT