Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Quản trị nhân sự gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Quản trị nhân sự gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

13/07/2018 | 3849 lượt xem

Quản trị nhân sự gắn với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

(*) SCR (Corporate Social Responsibility – CSR): Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Khi nói đến quản trị nhân sự (HRM), người ta sẽ nghĩ ngay đến việc quản lý con người. Họ là những nhân viên làm việc trong doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Theo Schuler (1995), HRM là việc sử dụng các hoạt động nhằm đảm bảo nguồn nhân lực, được quản lý hiệu quả để tạo ra lợi ích cho cá nhân người lao động, doanh nghiệp và xã hội.

Trách nhiệm xã hội là một chiến lược

Hiện nay người tiêu dùng tại các nước phát triển không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà còn coi trọng cách thức các công ty sản xuất sản phẩm đó như thế nào, hàng hóa đó có thân thiện với môi trường, cộng đồng, có tính nhân đạo và lành mạnh hay không.

Nhiều phong trào xã hội diễn ra nhằm đòi quyền lợi cho người lao động trong môi trường độc hại, công nhân không được đảm bảo phúc lợi xã hội, sử dụng lao động trẻ em, quá trình sản xuất tác động xấu đến môi trường. Những phong trào này cũng nhằm đảm bảo quyền lợi cho công nhân ở các nước đang phát triển như Việt Nam hay ngăn chặn nạn buôn bán người.

Trước áp lực đó, nhiều doanh nghiệp lớn đã coi trách nhiệm xã hội là chiến lược phát triển của mình. Một số ông trùm như Google, Coca-Cola, Samsung, Sony, Gap,… đã dẫn đầu hoạt động này. Ban đầu, lãnh đạo công ty sẽ thực hiện kế hoạch truyền thông nội bộ đối với nhân viên về giá trị xã hội mà mọi người cùng đem lại cho cộng đồng. Tiếp đó là chiếc lược cụ thể nhằm cải thiện hình ảnh công ty trong mắt công chúng và người dân địa phương. Với sự ủng hộ từ cộng đồng xã hội, doanh nghiệp sẽ “được lòng” công chúng và trở thành khách hàng của họ.

Gắn HRM – Quản trị nhân sự với trách nhiệm xã hội

Hoạt động HRM nhằm mục đích giúp doanh nghiệp hạn chế những tác động tiêu cực và thúc đẩy những tác động tích cực vào doanh nghiệp và xã hội. Đóng vai trò là giám đốc nhân sự, người quản lý cần xác định lợi ích của người lao động, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội.

Dưới đây là một số bước gợi ý phần nào giúp giám đốc nhân sự có tầm nhìn tổng quan về phương pháp và áp dụng chúng nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp (CSR).

Quan tri nhan su gan voi trach nhiem xa hoi cua doanh nghiep (2)

Bước 1: Tầm nhìn về phát triển chiến lược CSR

CSR bắt nguồn từ người lãnh đạo. Nếu không có sự nhìn nhận từ lãnh đạo thì CSR không thể thành công. Lãnh đạo phải hiểu thật rõ tầm quan trọng và lợi ích CSR trong dài hạn và biến CSR thành một phần văn hóa doanh nghiệp. Một khảo sát trên Vietnamnet, 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam chỉ ra rằng việc thực hiện CSR của doanh nghiệp thực sự góp phần thu hút và giữ chân nhân sự tài năng, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp của cộng đồng.

Bước 2: Xây dựng bảng quy tắc ứng xử nội bộ

Phòng nhân sự có trách nhiệm xây dựng bảng quy tắc ứng xử nội bộ cho các bộ phận, nhân viên của doanh nghiệp trong việc thực hiện CSR. Bảng quy tắc này là cơ hội để doanh nghiệp đưa ra các cam kết thực hiện CSR của doanh nghiệp. Thêm nữa, doanh nghiệp cũng lồng ghép các giá trị CSR vào văn hóa doanh nghiệp.

Bước 3: Lồng ghép kế hoạch và tuyển dụng nhân sự với CSR

Doanh nghiệp nên có chiến lược tuyển dụng nhân viên địa phương hoặc cam kết tạo điều kiện tốt cho nhân viên để họ có cơ hội được đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ. Đây cũng là cách thu hút ứng viên vào công ty.

Bước 4: Định hướng và lồng ghép các chương trình đào tạo với CSR

Ban lãnh đạo nên training cho nhân viên cũ và mới về tầm nhìn, chiến lược và hoạt động SCR mà công ty đang thực hiện. Doanh nghiệp cũng cần cung cấp các chương trình đào tạo về SCR cho toàn bộ nhân viên như đào tạo về đạo đức nghề nghiệp, sử dụng hiệu quả năng lượng, giảm khí thải và ô nhiễm, hay tạo ra môi trường làm việc an toàn.

Bước 5: Lồng ghép chế độ lương và thưởng với CSR

Phòng nhân sự nên xây dựng và điều chỉnh hệ thống đánh giá nhân viên cho toàn bộ doanh nghiệp trong đó có chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện SCR của nhân viên nhằm mục đích khích lệ và trao thưởng kịp thời những nhân viên có trách nhiệm với xã hội.

Bước 6: Lồng ghép quản trị sự thay đổi với CSR

Thay đổi số lượng và cơ cấu lao động thông qua việc sáp nhập, cổ phần hóa, tái cấu trúc doanh nghiệp hay đáp ứng các tiêu chuẩn mới về xuất khẩu hàng hóa cần được phối hợp với chiến lược kinh doanh cũng như CSR của doanh nghiệp. Ví dụ như hầu hết các đơn hàng từ châu Âu, Mỹ hay Nhật Bản đòi hỏi các doanh nghiệp may mặc hoặc giày dép phải áp dụng chế độ lao động tốt (tiêu chuẩn SA 8000). Chính vì vậy, để nhận được đơn hàng, các doanh nghiệp này bắt buộc phải lồng ghép quản trị nhân sự với CSR.

Bước 7: Đo lường và đánh giá các chương trình CSR

Phòng nhân sự cần phải rà soát, đo lường hiệu quả chương trình CSR để điều chỉnh kịp thời và khích lệ các cá nhân, đơn vị có đóng góp hiệu quả trong việc thực hiện CSR.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý nhân sự, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT