Trang chủ Tin tức Quản lý sản xuất Cách lập quy trình sản xuất

Cách lập quy trình sản xuất

28/04/2022 | 5210 lượt xem

Trước khi tiến hành thực hiện một quy trình sản xuất nào đó, người quản lý luôn phải xem xét và lên kế hoạch một cách cụ thể, khả thi để đảm bảo hiệu quả công việc ở mức tốt nhất. 

Không có một doanh nghiệp nào có thể quản lý tình hình sản xuất nếu như không có kế hoạch quy trình cụ thể. Một số lợi ích nổi bật của việc lập quy trình trong sản xuất có thể kể đến như sau:

✅  Đưa tác phong làm việc, quản lý sản xuất trở nên khoa học, rõ ràng, hiệu quả.

✅  Tối ưu hóa các bước không cần thiết.

✅  Đảm bảo tiến độ công việc, năng suất lao động khớp với kế hoạch, mục tiêu đề ra.

✅  Dễ dàng theo dõi và tùy chỉnh kế hoạch sản xuất mà không làm ảnh hưởng quá nhiều tới các bộ phận liên quan. 

Hầu hết, các doanh nghiệp đều lựa chọn hai cách, đó là: Lập quy trình dựa theo cơ cấu tổ chức các bộ phận trong quá trình sản xuất và Lập quy trình dựa theo từng giai đoạn cụ thể. Tùy vào tính chất, quy mô của mỗi doanh nghiệp mà cách lập quy trình sản xuất cũng sẽ khác nhau. 

Để hình dung rõ hơn, chúng tôi đã xây dựng các bước thực hiện lập quy trình sản xuất phù hợp với đa số các doanh nghiệp hiện nay.

Bước 1: Xác định cơ cấu tổ chức nhà máy.

Bước 2: Xác định quy trình công nghệ sản xuất.

Bước này, doanh nghiệp cần phải tự xác định các bước và công đoạn sản xuất của mình.

Bước 3: Thực hiện đo lường, kiểm thử quy trình công nghệ.

Ở bước này, mục đích là để có định mức về thời gian, năng suất sản xuất, phục vụ dữ liệu cho các kế hoạch lập trình sau.

Bước 4: Lập các quy định, quy tắc lên kế hoạch sản xuất về công việc.

Bước 5: Quy trình cập nhật thực tế sản xuất.

Bước 6: Quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Bước 7: Quy trình hiệu chỉnh và điều chỉnh kế hoạch sản xuất.

Ví dụ, với những công ty sản xuất các loại sản phẩm với số lượng nhiều đến hàng trăm, hàng nghìn, thậm chí hàng triệu thì nên sử dụng cách lập quy trình sản xuất dựa theo cơ cấu tổ chức. Mỗi khi có đơn hàng mới, người quản lý sẽ phân chia số lượng cho từng tổ của từng bộ phận số lượng cụ thể cần phải hoàn thành của đơn hàng đó. Dựa vào số lượng công việc đã giao, nếu như có những đơn hàng sau đó, người quản lý sẽ biết cách phân chia lượng công việc một cách hợp lý mà vẫn đảm bảo tiến độ công việc cao nhất. Cách làm này sẽ rất thuận tiện cho người quản lý có thể theo dõi tình hình sản xuất một cách chính xác và nhanh chóng thay vì phải đi hỏi từng bộ phận như trước đây. 

Tương tự, với những công ty sản xuất số lượng sản phẩm ít, phục vụ nhu cầu không quá lớn, thì hình thức lập quy trình sản xuất dựa theo các giai đoạn công việc sẽ hợp lý hơn rất nhiều. Theo đó, người quản lý chỉ cần đưa yêu cầu sản phẩm cho bộ phận thực hiện công đoạn sản xuất đầu tiên. Khi bộ phận này làm xong sẽ chuyển bán thành phẩm đó sang bộ phận tiếp theo, cứ thế luân chuyển đến khi hoàn thành sản phẩm cuối cùng. Cách lập quy trình này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, nhân sự quản lý. Tuy nhiên cũng cần phải lưu ý năng suất làm việc của nhân viên để đảm bảo đúng tiến độ công việc đề ra.

Để tối ưu hóa quy trình sản xuất, nhiều doanh nghiệp đã đưa phần mềm công nghệ vào quy trình quản lý của mình nhằm nâng hiệu quả công việc lên tối đa. Tùy vào quy trình làm việc của mỗi công ty, phần mềm Faceworks sẽ xây dựng riêng một phần mềm với các chức năng thiết thực và hữu ích nhất. Để hiểu rõ hơn về phần mềm quản lý quy trình sản xuất, quý công ty vui lòng liên hệ với hotline của chúng tôi để nhận được sự tư vấn cụ thể và chính xác nhất!

 

 

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT