Giải pháp phần mềm ERP

08/11/2018 | 1492 lượt xem

Giải pháp phần mềm ERP

Ngày nay việc ứng dụng giải pháp phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP là rất phổ biến ở các doanh nghiệp Việt Nam. Giải pháp này hỗ trợ một cách tối đa trong việc quản trị doanh nghiệp, tăng tính chính xác trong công tác quản trị cũng như cắt giảm rất nhiều chi phí và công việc trong quá trình hoạt động của một doanh nghiệp.

ERP LÀ GÌ?

Định nghĩa ERP đơn giản nhất là gì? Hãy suy nghĩ về tất cả các quy trình cốt lõi cần thiết để điều hành một công ty: tài chính, nhân sự, sản xuất, chuỗi cung ứng, dịch vụ, mua sắm và những phân hệ khác. Ở mức cơ bản nhất, ERP tích hợp các quy trình này vào một hệ thống duy nhất. ERP cung cấp thông tin, khả năng hiển thị, phân tích và hiệu quả trên mọi khía cạnh của một doanh nghiệp. Sử dụng các công nghệ mới nhất, hệ thống ERP tạo thuận lợi cho luồng thông tin tại thời gian thực trên các phòng ban, vì vậy các doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả nhất.

VẬY LỢI ÍCH CỦA ERP LÀ GÌ?

Không thể phủ nhận sự ảnh hưởng của giải pháp này đối với các doanh nghiệp hiện nay. Khi dữ liệu của doanh nghiệp và quy trình được tích hợp trên hệ thống ERP, doanh nghiệp có thể sắp xếp các bộ phận riêng biệt và cải thiện quy trình làm việc, dẫn đến tiết kiệm chi phí đáng kể. Ví dụ về các lợi ích kinh doanh cụ thể bao gồm:

  • Giúp doanh nghiệp hiểu rõ mục tiêu và định hướng của mình
  • Cắt giảm chi phí vận hành thông qua việc định nghĩa sắp xếp một cách hợp lý hơn các quy trình của doanh nghiệp
  • Tăng cường sự kết nối, giúp người dùng chia sẻ thông tin về hợp đồng, đơn hàng,… trên cùng một hệ thống
  • Cải thiện hiệu suất thông qua các trải nghiệm của người dùng để cải thiện năng suất làm việc của nhân viên
  • Cơ sở hạ tầng nhất quán: tất cả quy trình đều hoạt động trên một hệ thống, từ các văn phòng quản lý đến các nhà máy sản xuất.
  • Dễ sử dụng với tất cả các đối tượng người dùng
  • Hệ thống hoạt động và tùy chỉnh linh hoạt để phù hợp với quy trình hoạt động của doanh nghiệp
  • Giảm thiểu rủi ro cải thiện tính toàn vẹn của dữ liệu và kiểm soát tài chính cho doanh nghiệp
  • Cắt giảm chi phí quản lý nhờ một hệ thống tích hợp và thống nhất.

KHI NÀO DOANH NGHIỆP NÊN ÁP DỤNG ERP?

1. Khi dữ liệu chưa được đồng nhất

Một doanh nghiệp cần quản lý một khối lượng thông tin khác nhau như quản lý khách hàng, quản lý sản phẩm, quản lý nhân viên,… tuy nhiên việc quản lý lại rời rạc tại từng phòng ban và chưa thống nhất. Thiếu tính thông nhất trong một hệ thống sẽ khiến việc nắm bắt thông tin bị sai lệch và thiếu chính xác.

2. Khó khăn ở bộ phận kế toán

Khi công ty bạn vẫn dùng các phương pháp kế toán truyền thống là nhập tay các hóa đơn, đơn đặt hàng, tính toán bằng excel và lập các báo cáo tài chính một cách thủ công. Đã đến lúc bạn cần áp dụng công nghệ số vào quy trình này, vì ERP sẽ tự động hóa tất cả nhưng thao tác kể trên.

3. Doanh nghiệp bạn sử dụng quá nhiều phần mềm

Việc sử dụng quá nhiều giải pháp phần mềm cho những quy trình khác nhau mà lại không có sự liên kết giữa các giải pháp này gây rất nhiều khó khăn cho việc quản lý của doanh nghiệp.

4. Thông tin tồn kho và dự liệu khách hàng không được liên kết

Việc lưu trữ thông tin tồn kho  và thông tin khách hàng một cách độc lập gây ra rất nhiều hậu quả như chuối cung ứng luôn trong tình trạng không sẵn sàng, đội ngũ sale không năm được thông tin liên quan đến đơn hàng, tồn kho luôn trong tình trạng quá tải vì không được cập nhật được thực tế bán hàng,…

5. Khối lượng công việc của IT quá lớn

Bộ phận IT sẽ luôn phải đối mặt với cơn ác mộng là quản trị quá nhiều hệ thống khác nhau, quá phức tạp và tốn kém, thay vì đó một hệ thống hoạt động toàn diện và thống nhất sẽ giảm rất nhiều áp lực cho IT.

CÁC PHẬN HỆ CỦA PHẦN MỀM ERP FACEWORKS

1. Quản lý tài chính

Hệ thống phẩn mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp Faceworks giúp doanh nghiệp quản lý về tài chính theo 2 phương diện chính:

  • Kế toán tài chính: kế toán kho, kế toán công nợ, tài sản cố định, báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN, hóa đơn, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, sổ kế toán, …
  • Kế toán quản trị: được tính hợp xuyên suốt trong hệ thống ERP để đưa ra các báo cáo tài chính và phi tài chính liên quan để doanh nghiệp có thể phân tích, đo lường, xử lý nhằm đưa ra các phương án tối nhất để đạt được hiệu quả kinh doanh.

2. Quản lý thông tin cung ứng và mua hàng

Quản lý chi tiết thông tin mua hàng, kế hoạch mua hàng , tình trạng thanh toán cũng như giao hàng. Tích hợp tốt với các phân hệ kho và kế toán.

3. Quản lý thông tin phân phối và bán hàng

Quản lý chi tiết thông tin thành phẩm, lập báo giá tự động, quản lý bảo hành, quản lý giao hàng và thanh toán. Tích hợp các thiết bị phần cứng như máy đọc/in mã vạch, các công nghệ 4.0 hiện đại nhất. Liên kết với các phân hệ kho và kế toán.

4. Quản lý quan hệ khách hàng và nhà cung cấp

Quản lý thông tin của khách hàng và nhà cung cấp, công nợ, hợp đồng, lịch sử liên hệ cũng như chăm sóc khách hàng. Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc quản lý khách hàng, quản lý các cơ hội kinh doanh, dịch vụ bảo hành, marketing và chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Tương tự với đối tượng là nhà cung cấp.           

5. Quản lý sản xuất

Quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất với các chức năng import định mức trực tiếp vào phần mềm, lập kế hoạch sản xuất, lên lệnh sản xuất, quản lý thực tế sản xuất, liên kết với phận hệ quản lý kho để quản lý xuất, nhập, tồn kho. Tích hợp các phương thức quản lý đơn hàng, tự động tính chi phí sản xuất, tự động tính giá thành sản phẩm,…

6. Quản lý kho hàng

Quản xuất kho, nhập kho, tồn kho. Thường xuyên kiểm được hàng trong kho, chuyển kho, số lượng hàng sắp về, số lượng khách đã đặt mua nhưng vẫn ở trong kho, tồn kho tối ưu. Tự động xuất các phiếu nhập kho, xuất kho.

7. Quản lý tài sản

Quản lý các giao dịch liên quan đến tài sản cố định, hỗ trợ nhập thông tin tài sản mới, các giao dịch đối với tài sản, các phương pháp tính khấu hao tài sản,…

8. Quản lý công việc

Quản lý các đầu mục công việc trong doanh nghiệp, tự động giao việc theo các cấp, quản lý tiến độ thực hiện công việc của nhân viên và đưa ra các báo cá o tổng thể

9. Quản lý nhân sự và tính lương

Quản lý tổng thể và các nghiệp vụ về nhân sự như thông tin nhân viên, hợp đồng la o động, quản lý tuyển dụng, đánh giá công việc và năng lực của nhân viên,… Tích hợp với thiết bị phần cứng là máy chấm công.

10. Hệ thống báo cáo tổng thể doanh nghiệp

Hệ thống báo cáo cho từng phân hệ và hệ thống các báo cáo theo yêu cầu cảu doanh nghiệp, cho phép lập báo cáo dưới các dạng biểu đồ để tăng tính trực quan đồng thời xuất và in các báo cáo trên phần mềm hỗ trợ tối đa cho việc theo dõi và chỉ số và công tác quản trị, đồng thời cắt bỏ công việc lập báo cáo mà con người vốn phải đảm nhận.

QUY TRÌNH TRIỂN KHAI ERP CHO DOANH NGHIỆP

Và hiệu quả của việc triển khai ERP vào doanh nghiệp đã được chứng minh qua các số liệu đã được thu thập ở bảng dưới đây: 

So sánh hiệu quả trước và sau khi triển khai ERP (nguồn: Sổ tay đầu tư ERP, ICTRoi, 2014)

TIT cũng cấp một giải pháp quản trị tổng thể doanh nghiệp hàng đầu hiện nay, với hệ thống toàn diển và tùy chỉnh linh hoạt, cùng đội ngũ triển khai dự án giàu kinh nghiệm thực tế. Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp ERP, hãy liên hệ cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hoặc đăng ký tại đây.

Thông tin liên hệ

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT