Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Kinh nghiệm quản lý nhân viên

Kinh nghiệm quản lý nhân viên

24/05/2017 | 4024 lượt xem

KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NHÂN VIÊN 

Thuyết phục một người làm theo ý mình đã khó. Vậy làm thế nào để cả trăm, cả nghìn người nể phục và làm việc không chỉ vì trách nhiệm mà còn vì yêu thích, vì tình đồng nghiệp. Hôm nay, TIT sẽ chia sẻ bí quyết để trở thành một “ông sếp number one” hay nói cách khác chia sẻ kinh nghiệm quản lý nhân viên.

 Gương mẫu

– Đi làm đúng giờ như mọi nhân viên của công ty, thậm chí còn đến sớm hơn giờ làm vài phút để sắp xếp công việc cho ngày mới.

image001

– Làm việc với năng suất ít nhất là bằng với các nhân viên.

– Chủ động gánh vác những công việc khó khăn, nặng nhọc.

– Thực hiện đúng những nội quy, nguyên tắc của công ty. Một khi vi phạm tự động nhận lỗi và nhận kỷ luật, khiển trách.

Lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhân viên

Lắng nghe ý kiến của cấp dưới không hề đơn giản và không phải người lãnh đạo nào cũng có thể thực hiện được. Mục đích của việc lắng nghe là xây dựng mối quan hệ với nhân viên, thu thập những thông tin cần thiết. Lắng nghe thôi thì chưa đủ, người lãnh đạo cần thấu hiểu. Thấu hiểu tâm tư, nguyện vọng của cấp dưới thông qua hoạt động điều chỉnh những chính sách, đưa ra giải pháp phù hợp trong quá trình quản lý, động viên, khích lệ bằng việc tăng lương, thưởng hoặc tổ chức du lịch nghỉ dưỡng. Đó là cách tốt nhất để phá bỏ rào cản giữa cấp trên và cấp dưới.

Phân công công việc hợp lý

Muốn phân chia công việc hợp lý thì bạn phải thực hiện lần lượt các nhiệm vụ sau:

– Chia dự án lớn thành những đầu việc nhỏ

– Nắm chắc năng lực, kỹ năng, tính cách của từng nhân viên

– Cho nhân viên những cơ hội phản biện, kiến nghị với quyết định phân chia công việc của bạn bởi không ai hiểu nhân viên bằng chính bản thân họ và sự đánh giá của bạn là sai hoặc nhân viên của bạn muốn được thử sức với một nhiệm vụ mới.

– Xây dựng kế hoạch dự phòng để sẵn sàng điều chỉnh, thay thế nếu đầu việc nào đó bị thiếu hoặc thừa nhân sự do những yếu tố khách quan (ví dụ: yêu cầu của khách hàng tăng thêm, sức khỏe của nhân viên) hoặc chủ quan (ví dụ: năng lực của nhân viên hạn chế).

Hòa đồng với nhân viên

Là sếp với chức vụ cao hơn, trọng trách lớn hơn không đồng nghĩa với việc cao quý hơn, đẳng cấp hơn rồi tự tách mình ra khỏi tập thể. Mặc dù mức độ cởi mở, hòa nhã của người lãnh đạo còn tùy thuộc vào khả năng giao tiếp, tính cách, phong cách. Nhưng một nhà lãnh đạo tài ba thường gắn với hình ảnh gần gũi, hòa đồng, cùng nhân viên tham gia các buổi đào tạo, vui chơi ngoại khóa để gia tăng sự hiểu biết và tình đồng nghiệp. Tuy nhiên, hãy công bằng, thân thiện với tất cả, tránh bị ai đó hiểu lầm là “bạn đã thiên vị”.

Công nhận – biểu dương thành tích của cấp dưới

Được qúy trọng, được thể hiện bản thân là hai trong năm nhu cầu của con người mà cha đẻ của tâm lý học nhân văn — Maslow đã chỉ ra. Vì vậy, công nhận thành quả của nhân viên, biểu dương những gì họ đã tạo ra là cách tốt nhất để các nhân viên gắn bó với công ty lâu dài, tích cực sáng tạo, cống hiến.

image003

Việc công nhận, biểu dương một cá nhân/nhóm cá nhân công khai trước mặt mọi người cũng là một cách tạo ra sự cạnh tranh trong môi trường làm việc. Đây chính là chất xúc tác khiến các nhân viên khác tích cực phấn đấu để theo kịp tập thể, thậm chí bật lên trên mặt bằng chung.

Công bằng, ngay thẳng

– Các chế độ khen thưởng, xử phạt đều phải rõ ràng và công tâm.

– Nói sự thật và xử sự với mọi nhân viên như nhau.

– Đối với những cá nhân xuất sắc,đóng góp tích cực cho công ty, hãy tuyên dương trước toàn bộ nhân viên và có những hình thức khen thưởng xứng đáng. Ngược lại, những nhân yếu kém, phải có hình thức kỷ luật thích đáng.

Quyết đoán

Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là yếu tố quyết định sự thành –bại trong việc quản lý. Để triển khai tưởng thành công ý tưởng, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải ra quyết định kịp thời. Kỹ năng này không phải bẩm sinh mà nhờ vào quá trình quan sát, thu thập và phân tích số liệu, đặc biệt tâm lý tiếp nhận y kiến xung quanh và bảo vệ quan điểm cá nhân phải hài hòa bởi con người nói chung rất dễ rơi vào trạng thái bảo thủ hoặc đẽo cày giữa đường.

Luôn học hỏi

– Học hỏi từ nhiều nguồn khác nhau như ông chủ, nhân viên cấp dưới, khách hàng hay thậm chí là các hoạt động của công ty đối thủ.

– Tham gia các khóa đào tạo nếu cảm thấy muốn bổ trợ thêm kỹ năng mới.

– Cập nhật những xu hướng phần mềm mới như quản lý doanh nghiệp tổng thể, quản lý nhân sự,…để cải thiện và kiện toàn bộ máy của cơ quan, tổ chức.

image005
Trở thành một nhà lãnh đạo được nhân viên nể phục không hề đơn giản. Bạn cần phải  liên tục học hỏi những kinh nghiệm quản lý nhân viên, trau dồi kiến thức và rèn luyện. Nắm được tất cả các bí quyết trên, thực hiện tốt các bí quyết đó thì thứ bạn bạn cần bây giờ chỉ là thời gian. Chúc bạn thành công.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT