Quản lý định mức và tiêu chuẩn cho hàng hóa sản phẩm
Kiểm tra định mức và tiêu chuẩn cho hàng hóa sản phẩm bằng phương pháp truyền thống
Thông thường, trước khi đưa ra thị trường, các bộ phận phụ trách phải kiểm tra định mức và tiêu chuẩn của mỗi loại sản phẩm xem có đạt yêu cầu không. Các tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng đều được lãnh đạo liệt kê cụ thể và chuyển cho bộ phận kiểm hàng trực tiếp đối chiếu. Với cách làm truyền thống này tuy có thể lên kế hoạch nhanh chóng, song cũng dễ dàng nhận ra những hạn chế mà cách làm này mang lại. Đơn giản là các tiêu chuẩn thường được lưu chuyển dưới hình thức các file mềm như word, excel, hoặc thậm chí là giấy tờ, sổ sách, rất dễ nhầm lẫn và thất lạc. Chưa nói đến các trường hợp khi người lãnh đạo muốn thay đổi hay bổ sung tiêu chuẩn, cần phải thông báo và gửi qua rất nhiều bộ phận, đào tạo lại nhân viên kiểm hàng,… thì mới có thể đưa vào hoạt động được.
Chính vì vậy, nhân viên luôn phải tiêu tốn một lượng lớn thời gian và công sức cho những công việc không cần thiết. Hiệu suất công việc do thế mà chịu ảnh hưởng, giảm đi đáng kể so với mục tiêu đề ra. Và ngay chính các trưởng phòng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất khó khăn để quản lý quá trình làm việc của nhân viên.
Quản lý định mức và tiêu chuẩn cho hàng hóa sản phẩm bằng phân hệ phần mềm
Góp phần cải thiện những hạn chế mà cách làm truyền thống còn mắc phải, các doanh nghiệp nên áp dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ việc quản lý định mức và tiêu chuẩn cho hàng hóa sản phẩm. Cụ thể, sau bước đầu xác định định mức và các tiêu chuẩn sản phẩm, lãnh đạo công ty đưa thông tin lên phần mềm để các bộ phận phụ trách được biết và tiến hành làm theo. Khi cần cập nhật các tiêu chí mới, lãnh đạo doanh nghiệp chỉ cần đưa thông tin thay đổi lên phần mềm, hệ thống sẽ tự động báo lại cho các bộ phận liên quan. Mọi thông tin trao đổi, bổ sung giữa các phòng ban chỉ cần đẩy lên phần mềm, chờ phê duyệt là có thể đưa vào hoạt động ngay lập tức.
Việc này không những giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, mà còn tăng tính tương tác giữa các bộ phận, góp phần đẩy mạnh hiệu suất làm việc của toàn công ty. Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm giúp việc quản lý của công ty tăng tính chuyên nghiệp và đạt được hiệu quả cao hơn.