Quản lý định mức vật tư theo sản phẩm
Trong doanh nghiệp sản xuất thành phẩm, khâu quản lý định mức vật tư là khâu cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng lớn quá trình sản xuất. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được sử dụng phương pháp gì để quản lý định mức vật tư theo sản phẩm đạt hiệu quả cao.
Quản lý định mức vật tư theo sản phẩm bằng phương pháp thủ công
Thông thường, trước khi đi vào sản xuất, lãnh đạo phải định mức được lượng vật tư cần thiết đủ để sản xuất sản phẩm cho các chất liệu khác nhau. Kế hoạch sản xuất được nhân sự phụ trách đưa ra một cách chi tiết từng loại vật tư cần thiết, định mức số lượng, chất lượng….Với cách làm truyền thống này tuy có thể lên kế hoạch nhanh chóng, song cũng dễ dàng nhận ra những hạn chế mà cách làm này mang lại. Khi định mức vật tư có khá nhiều các loại vật tư khác nhau, mà bên cạnh đó việc quản lý số lượng vật tư do bộ phận kỹ thuật quản lý vì thế.Khi cần trao đổi hoặc bổ sung thông tin, nhân viên phải đi hỏi, thông báo cho từng bộ phận phụ trách, phải chờ cho đến khi đạt được kết quả cuối cùng, dễ nhầm lẫn, thiếu sót..
Chính vì vậy, nhân viên luôn phải tiêu tốn một lượng lớn thời gian và công sức cho những công việc không cần thiết. Hiệu suất công việc do thế mà chịu ảnh hưởng, giảm đi đáng kể so với mục tiêu đề ra. Và ngay chính các trưởng phòng, lãnh đạo doanh nghiệp cũng rất khó khăn để quản lý quá trình làm việc của nhân viên.
Quản lý định mức vật tư theo sản phẩm bằng phần mềm công nghệ
Góp phần cải thiện những hạn chế mà cách làm truyền thống còn mắc phải, các doanh nghiệp nên áp dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ việc quản lý định mức vật tư theo sản phẩm. Cụ thể, sau bước đầu xác định kế hoạch sản xuất, lãnh đạo công ty đưa thông tin lên phần mềm để phân việc cho từng bộ phận phụ trách. Lãnh đạo sẽ cập nhật những mục tiêu, số lượng sản phẩm dự kiến và hệ thống sẽ tự động tính toán liệt kê số lượng vật tư cần thiết cho việc sản xuất mức sản phẩm đã cập nhật. Mọi thông tin trao đổi, bổ sung giữa các phòng ban chỉ cần đẩy lên phần mềm, chờ phê duyệt là có thể đưa vào hoạt động ngay lập tức. Việc này không những giúp tiết kiệm đáng kể thời gian, mà còn tăng tính tương tác giữa các bộ phận, góp phần đẩy mạnh hiệu suất làm việc của toàn công ty. Bên cạnh đó, sử dụng phần mềm giúp việc quản lý của công ty tăng tính chuyên nghiệp và đạt được hiệu quả cao hơn.