Trang chủ Tin tức Quản lý sản xuất Top phần mềm quản lý sản xuất có tính ứng dụng cao nhất!

Top phần mềm quản lý sản xuất có tính ứng dụng cao nhất!

28/04/2022 | 839 lượt xem

Ngày nay, tình hình sản xuất trong nước đang phát triển ngày một nâng cao. Đi liền với đó là nhu cầu sử dụng phần mềm thay thế quy trình quản lý thủ công trước đó. Bởi lẽ tính ứng dụng của phần mềm trong xã hội công nghệ 4.0 hiện nay được hầu hết các doanh nghiệp ưa dùng. Không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí quản lý, mà nó còn thay chủ doanh nghiệp giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của công ty, hạn chế tối đa tình trạng thất thoát không đáng có.

Tuy nhiên, trên thị trường cũng đang dần xuất hiện rất nhiều loại hình phần mềm quản lý sản xuất đa dạng, phục vụ các nhu cầu khác nhau. Nếu như người dùng không hiểu rõ được đâu mới là phần mềm phù hợp với doanh nghiệp của mình thì rất dễ mua phải những phần mềm không có tính hữu ích, không áp dụng được với quy trình sản xuất của công ty. 

Chính vì thế, trước khi quyết định mua phần mềm, các doanh nghiệp cần phải xác định rõ nhu cầu sử dụng của mình và biết được mình cần gì. Phần mềm tốt nhất là phần mềm phù hợp và có tính ứng dụng cao nhất đối với công ty sử dụng. 

Và hầu như không có doanh nghiệp nào có quy trình sản xuất giống nhau. Mỗi công ty sẽ có tính chất, quy mô và cách vận hành quy trình sản xuất khác nhau. Dù phần mềm sản xuất có đa năng như thế nào, nhưng cũng không thể hoàn toàn đáp ứng được với các nhu cầu của tất cả doanh nghiệp sản xuất. 

Để hiểu rõ hơn, xin mời quý khách hàng hãy cùng chúng tôi phân tích một số ví dụ dưới đây nhằm thấy rõ tầm quan trọng của sự phù hợp của phần mềm đối với quy trình sản xuất.

✅ Về việc lên kế hoạch sản xuất:

• Đối với các doanh nghiệp có quy mô lớn, kế hoạch sản xuất là một mô hình lý tưởng để người quản có thể thay đổi cách lập quy trình sản xuất nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. 

Trên đây là lệnh sản xuất đối với các doanh nghiệp lớn, bao gồm đầy đủ định mức năng suất cho từng sản phẩm, từng công đoạn. Để có được lệnh sản xuất chi tiết như thế này, người quản lý phải có các dữ liệu về năng lực sản xuất của bộ phận nhân sự, định mức công việc cần hoàn thành,… Với phương pháp này, người quản lý thường sẽ dựa trên kinh nghiệm, kết quả đo lường trước đó để lên lệnh sản xuất. Tuy nhiên, để đảm bảo quá trình lập kế hoạch sản xuất diễn ra khả thi và sát thực tế nhất có thể, doanh nghiệp đó buộc phải nâng cao đội ngũ và trình độ quản lý, giám sát khắt khe đối với từng công đoạn.

• Đối với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, việc lên quy trình sản xuất, tạo kế hoạch sản xuất được diễn ra khá đơn giản, không yêu cầu cao nhân sự quản lý. Lệnh sản xuất ở đây thường được lập dựa trên kinh nghiệm của người quản lý, nên chỉ cần đề cập đến thời gian triển khai, hoàn thành từng công đoạn, định mức tồn kho tối thiểu bán thành phẩm giữa các công đoạn trước và sau.

✅ Về việc quản lý về tiến độ và thực tế sản xuất:

• Với các doanh nghiệp lớn, dữ liệu số lượng giữa kế hoạch và thực tế sản xuất luôn được cập nhật chi tiết, cụ thể giữa mỗi giai đoạn, giúp người quản lý theo dõi được tình hình thực tế của từng bộ phận, từng công đoạn để dễ dàng điều chỉnh kế hoạch sản xuất. 

• Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, người quản lý sẽ xem được tổng số lượng đã hoàn thành và chưa hoàn thành, từ đó có thể điều chỉnh thời gian sản xuất cho phù hợp với năng suất lao động.

Sau khi đã tham khảo các cách lập trình bên trên, quý công ty nếu như vẫn chưa xác định được nên để doanh nghiệp của mình đi theo hướng nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn chi tiết và nhanh chóng nhất. Với kinh nghiệm triển khai phần mềm ERP cùng với rất nhiều các dự án sản xuất, Faceworks chắc chắn sẽ đưa ra những lời tư vấn cụ thể, hữu ích và phù hợp nhất đối với doanh nghiệp của các bạn!

 

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT