Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Lãnh đạo hãy ngừng ngay những việc này nếu không muốn nhân viên khủng hoảng

Lãnh đạo hãy ngừng ngay những việc này nếu không muốn nhân viên khủng hoảng

10/10/2018 | 1138 lượt xem

Lãnh đạo hãy ngừng ngay những việc này nếu không muốn nhân viên khủng hoảng

Tâm lý của hầu hết các nhà lãnh đạo là luôn mong muốn thể hiện các đặc quyền và làm tất cả những việc để khẳng định vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình. Chính vì vậy họ đặt rất nhiều kỳ vọng vào hiệu quả công việc và để tăng hiệu quả công việc thì đôn thúc và theo dõi cách làm việc của nhân viên cấp dưới luôn là mối quan tâm hàng đầu. Và khi có quá nhiều kỳ vọng vào nhân viên thì kết quả công việc dù có tốt đến đâu thì cũng sẽ có lý do không làm các nhà lãnh đạo hài lòng. Nhiều người luôn cho rằng nhân viên của họ không có năng lực và làm việc không đủ tốt. Tuy nhiên, để nhìn nhận được vấn đề then chốt lý do vì sao các nhân viên khủng hoảng tinh thần và chán nản rồi từ bỏ việc làm thì các nhà lãnh đạo nên xem xét lại cách làm việc của mình. Sau đây là một số sai lầm phổ biến của lãnh đạo vô tình “giết chết” tinh thần làm việc của nhân viên mà chúng tôi đã sưu tầm được. Hi vọng với những chia sẻ dưới đây của chúng tôi sẽ giúp ích được phần nào để cải thiện cách làm việc cho các nhà lãnh đạo.

1. Coi nhẹ việc kết nối với các thành viên nhóm

Như đã nói bên trên, các nhà lãnh đạo luôn muốn thể hiện những đặc quyền để khẳng định vai trò, tận hưởng vị trí cao cấp hơn của mình đối với những nhân viên cấp dưới. Chính sự thể hiện quyền năng của mình quá nhiều này sẽ vô tình khiến cho cấp trên dần xa rời với nhóm làm việc. Đa phần những nhà lãnh đạo như thế này sẽ tạo cho nhân viên sự khó chịu khi giao tiếp và làm việc. Nếu muốn trở thành nhà lãnh đạo thông minh và giàu kinh nghiệm cư xử thì hãy trở nên thân thiện với cấp dưới của mình hơn.

2. Kiểm soát quá nhiều

Muốn trở thành một nhà lãnh đạo tốt và được lòng nhân viên hãy giảm bớt sự kiểm soát của bản thân mình lại. Việc kiểm soát quá nhiều sẽ khiến bạn trở thành một người quản lý quá hà khắc. Hãy cởi bỏ sự giám sát khắt khe và khó tính của bạn đối với nhân viên cấp dưới. Trên con đường trở thành người đứng đầu sáng suốt, thỉnh thoảng bạn nên mạo hiểm hi sinh một chút, tin tưởng nhân viên một chút để tạo cơ hội cho họ thoải mái tinh thần, thỏa sức sáng tạo. Điều đó khiến cho mọi người cảm thấy mình được trao quyền nhiều hơn, do đó họ sẽ có xu hướng muốn cống hiến nhiều hơn cho công ty để có thể thăng tiến.

3. Không chủ động lắng nghe người khác

Những nhà lãnh đạo thường có xu hướng thích điều khiển người khác. Tuy nhiên việc gạt bỏ quan điểm cá nhân để lắng nghe ý kiến khác của các nhân viên lại là một việc làm khôn ngoan. Những nhà lãnh đạo giỏi sẽ không cho rằng họ luôn luôn đúng, bởi vì họ sẽ luôn mang trong mình tinh thần “luôn luôn học hỏi”, việc học tập sẽ luôn đồng hành với mọi người đến suốt đời. Hãy ngồi xuống, tĩnh lại và kiên nhẫn lắng nghe những ý kiến của những người khác sẽ giúp bạn học hỏi được thêm những điều mới mẻ từ các quan điểm khác nhau để nhìn nhận vấn đề một cách bao quát và toàn diện hơn.

4. Quá ham muốn hư danh

Một trong những dấu hiệu của một người sếp tồi chính là tính ham muốn hư danh. Họ muốn trở thành trung tâm của cả thế giới và muốn được ánh đèn sân khấu vây quanh mình. Ngược lại, những nhà lãnh đạo vĩ đại khác không cần những danh tiếng hữu danh vô thực. Họ biết cách ngưỡng mộ những thành công của người khác, tạo điều kiện cho nhân viên tỏa sáng. Chỉ riêng điều này thôi cũng giúp họ chiếm trọn được niềm tin và sự yêu mến của những người xung quanh.

5. Không biết cách xoa dịu xung đột nhóm

Những căng thẳng luôn làm cho mọi người trở nên nhạy cảm nhiều hơn và việc tâm trạng không tốt thường có xu hướng làm cho mọi người muốn làm “chuyện bé xé ra to”. Những xung đột không mong muốn sẽ trở thành con dao hai lưỡi giết chết đi tinh thần làm việc của nhóm. Khi đó nhà lãnh đạo sẽ trở thành “người phán xử”, họ có trách nhiệm phải đứng ra xoa dịu và ngăn chặn những xung đột này nếu không muốn nhóm của mình trở thành “đàn ong vỡ tổ”. Do đó để trở thành một nhà lãnh đạo mẫu mực trong mắt nhân viên cấp dưới, kỹ năng phát hiện dấu hiệu xung đột nhóm làm việc và tìm cách hòa giải chúng là vô cùng cần thiết và quan trọng. Muốn làm được điều đó, trước hết người đứng đầu cần hiểu nhân viên của hình thông qua việc chủ động giao tiếp, trao đổi với họ.

6. Thiếu tin tưởng nhân viên

Một nhà lãnh đạo tài năng không chỉ là người có chuyên môn và năng lực quản lí. Họ còn biết phát hiện và chọn ra những nhân tài và tin tưởng giao cho họ các nhiệm vụ quan trọng. Họ sẽ không bao giờ phạm sai lầm kiểu như không tin tưởng vào năng lực của cấp dưới. Vì một khi nhà lãnh đạo đã thể hiện niềm tin cũng như sự tôn trọng đối với các nhân viên trong công ty thì điều dễ hiểu là những nhân viên này cũng dễ dàng bày tỏ lòng trung thành và làm việc hết mình vì ông chủ của họ hơn.

Hiện nay xu thế áp dụng phần mềm trong quản lý công việc vô cùng phổ biến ở nhiều doanh nghiệp, sử dụng phần mềm để quản lý công việc, hay lưu trữ tài liệu mang lại rất hiệu quả cao. Tùy vào nhu cầu công việc bạn có thể lựa chọn một phần mềm phù hợp. Phần mềm quản lý công việc Faceworks – là một lựa chọn tốt để triển khai cho doanh nghiệp của bạn.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT