Những khó khăn ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam áp dụng ERP
Những khó khăn ngăn cản doanh nghiệp áp dụng erp
Chúng ta đang ở trong thời đại vô cùng phát triển của công nghê và việc áp dụng số hóa vào doanh nghiệp phải nói rằng chỉ là chuyện sớm muộn. Tuy nhiên, hiện nay nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam chưa sẵn sàng cho sự biến đổi này vì vẫn còn đó rất nhiều những rào cản. Bài viết này sẽ giúp người đọc nhận biết được những rào cản mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt trong quá trình triển khai ERP.
1. Con người
Yếu tố đầu tiên chúng tôi muốn đề cập đến ở đây lại chính là con người. Đây là một vấn đề vô cùng mà doanh nghiệp muốn áp dụng ERP phải đối mặt. Yếu tố con người ở đây có thể chia thành những vấn đề nhỏ như:
- Tư duy và tâm thế của các nhà lãnh đạo: Có thể nói nếu có 100 doanh nghiệp tại Việt Nam thì chỉ một phần nhỏ doanh nghiệp với những nhà quản lý có mindset, tư duy muốn thay đổi và áp dụng công nghệ số vào quy trình quản lý của mình. Đa phần các chủ doanh nghiệp hiện nay là các thế hệ 7x và 8x, vẫn còn khá xa lạ với công nghệ số, cộng thêm tâm lý ngại thay đổi và tiếp xúc với cái mới thì chúng ta có thể khẳng định đây chính là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng đến quá trình công nghệ số tại Việt Nam. Để vượt qua khó khăn này, nhà quản lý nên gia tăng tiếp xúc những trải nghiệm số hóa các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực cũng như trong cuộc sống.
- Kiến thức và kỹ năng của nhân viên: Nếu các nhà quản trị giải quyết được vấn đề của chính mình thì đội ngũ nhân viên sẽ là khó khăn tiếp theo mà họ phải đối mặt. Chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta hiện nay chưa chưa tốt, kiến thức về công nghệ của người lao động còn rất hạn chế. Việc đưa công nghệ số vào quy trình làm việc sẽ làm cho nhân viên gặp bỡ ngỡ và khó khăn, nhiều khi làm xáo trộn quy trình làm việc và ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty. Ví dụ, đa số các công ty hiện nay thực hiện giao việc bằng giấy tờ cũng như bằng miệng. Nhưng nếu áp dụng số hóa vào quy trình giao việc, mọi thứ sẽ được thực hiện trên phần mềm từ khâu giao việc, theo dõi tiến độ công việc đến xác nhận công việc. Vấn đề là không phải tất cả nhân viên trong công ty đều có thể thao tác thành thạo ở trên phần mềm để quy trình làm việc diễn ra được suôn sẻ. Doanh nghiệp sẽ tốn khá nhiều thời gian, công sức và chi phí để tiến hành đào tạo nhân viên của mình có thể “số hóa” công việc. Vì vậy có thể nói, khó khăn này thực sự là một bức tường lớn ngăn cản doanh nghiệp Việt Nam đi đến với các trí tuệ nhân tạo và áp dụng ERP cho quy trình hoạt động của mình.
- Tư tưởng chưa “công nghệ”: Một tư tưởng kéo Việt Nam đi chậm hơn các quốc gia khác trên thế giới đó chính là “people hate software”. Rất nhiều người có quan điểm đi theo các lối mòn đã đi và ngại thay đổi. Việc phải học những kỹ năng mới và tiếp nhận những kiến thức mới gây rất nhiều khó khăn cho họ, và kết quả là họ lại chọn những phương án quản lý truyền thống thay vì số hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
2. Nhà cung cấp dịch vụ ERP
Có cầu nhưng cung lại không đáp ứng được thì vấn đề vẫn chưa được giải quyết triệt để. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có các nhà cung cấp dịch vụ ERP nhưng không phải đơn vị nào cũng có thể đem đến một giải pháp tối ưu để hỗ trợ doanh nghiệp. Có thể nói một giải pháp quản lý tổng thể ERP hiệu quả phải đáp ứng được 4 yếu tố sau:
- Dễ triển khai: Nhà cung cấp phải đưa đến được một dịch vụ có thể dễ dàng triển khai vào các doanh nghiệp. Nếu ngay từ bước triển khai đầu tiên, nhà cung cấp đã không thể đưa ra được một phương án tiếp cận và áp dụng vào doanh nghiệp thì các bước tiếp theo sẽ vô cùng khó khăn.
- Dễ sử dụng: Một giải pháp phần mềm cần đơn giản và dễ sử dụng, cắt giảm được các thao tác và chi phí so với phương pháp quản lý thông thường thì giải pháp này mới thực sự hiệu quả.
- Dễ dàng tùy chỉnh: Khá nhiều đơn vị cung cấp các giải pháp ERP trên thị trường hiện nay nhưng nó vẫn chưa hiệu quả vì những giải pháp này còn cứng nhắc. Mỗi doanh nghiệp có một quy trình khác nhau và khi áp dụng một giải pháp cứng nhắc vào doanh nghiệp sẽ gây ra những hiệu ứng không tốt. Hoặc là doanh nghiệp sẽ không thể sử dụng được giải pháp đó hoặc là doanh nghiệp phải thay đổi quy trình làm việc của mình để khớp với các giải pháp mà nhà cung cấp đưa ra – và không một doanh nghiệp này mong muốn điều này. Vậy một giải pháp phần mềm quản lý dể dàng customize sẽ là một sự lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp.
- Chi phí hợp lý: Để có được một công nghệ hóa một quy trình thì phải tốn một chi phí không hề nhỏ, vì vậy nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khó có thể tiếp cận được giải pháp này. Vì vậy, nếu một đơn vị cung cấp giải pháp ERP nào có được những giải pháp với những chi phí phù hợp với từng phân khúc doanh nghiệp sẽ là người thắng thế trong cuộc đua này,
Hiểu được những khó khăn trên, TIT đã đưa ra một giải pháp phần mềm quản lý doanh nghiệp tổng thể ERP đáp ứng tất các các yếu tố: dễ triển khai, dễ sử dụng, dễ dàng tùy chỉnh và cho phí vô cùng hợp lý giúp các doanh nghiệp lớn hay nhỏ đều có thể tiếp cận với công nghệ số. Bên cạnh đó, dịch vụ tư vấn giải pháp và đào tạo của chúng tôi sẽ cùng doanh nghiệp giải quyết vấn đề con người. TIT sẽ tư vấn thiết kế, đưa ra các giải pháp cũng như đào tạo nhân viên để doanh nghiệp dù có hay chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực này đều có thể áp dụng giải pháp phần mềm quản lý cho quy trình làm việc của mình.
Sử dụng phần mềm quản lý tổng thể ERP sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp. Phần mềm quản lý doanh nghiệp Faceworks với nhiều tính năng riêng biệt nổi trội, để có sự trải nghiệm về sản phẩm của chúng tôi, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ để được tư vấn hoặc đăng ký tại đây.
Thông tin liên hệ
Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT
🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội
🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM
☎ 04 7306 1636
📞0974 69 6600
📧 info@tit-vn.com
🌏 https://faceworks.vn/