Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Cách hạn chế những ứng viên không đến phỏng vấn tuyển dụng mà nhà quản lý nhân sự cần biết

Cách hạn chế những ứng viên không đến phỏng vấn tuyển dụng mà nhà quản lý nhân sự cần biết

21/02/2019 | 1789 lượt xem

Cách hạn chế những ứng viên không đến phỏng vấn tuyển dụng mà nhà quản lý nhân sự cần biết

Tình trạng ứng viên không đến phỏng vấn đã không còn quá xa lạ trong thời điểm hiện tại, khi mà việc tham gia ứng tuyển trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Và nhà tuyển dụng chỉ biết lắc đầu ngao ngán vì bỏ dở bao nhiêu công việc chỉ để sắp xếp buổi phỏng vấn này nhưng công cốc. Vậy những kiểu ứng viên nào thường không đến phỏng vấn? Nhà tuyển dụng cần làm gì để hạn chế điều đó? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây.

  1. Ứng viên chưa sẵn sàng cho buổi phỏng vấn

Đó là sự chưa sẵn sàng về tâm lý và kiến thức; rằng mình chưa đủ khả năng và kinh nghiệm đáp ứng tiêu chí tuyển dụng, yêu cầu công việc đề ra. Trường hợp này xuất hiện nhiều ở những ứng viên là sinh viên mới ra trường, họ không có nhiều hoặc thậm chí chưa có kinh nghiệm trong khâu chuẩn bị cho buổi phỏng vấn như tìm hiểu kỹ về vị trí ứng tuyển, về công ty, trang phục, tác phong… và gần đến buổi phỏng vấn lại nảy sinh tâm lý lo sợ không thể trả lời những câu hỏi trong buổi phỏng vấn… Do đó, họ đột nhiên quyết định “tốt nhất nên bùng từ đầu”, thậm chí có thể quay đầu xe đi về dù đã tới trước cổng công ty. Mặt khác, những sinh viên mới ra trường thường có nhu cầu tìm việc rất lớn, vì thế, họ sẽ rải hồ sơ đi nhiều nơi, từ đó tồn tại suy nghĩ bỏ phỏng vấn ở 1,2 doanh nghiệp cũng không ảnh hưởng quá lớn.

Để hạn chế tình trạng này, nhà tuyển dụng nên:

  • Ghi rõ yêu cầu công việc để ứng viên có hình dung chính xác và cụ thể về vị trí ứng tuyển, từ đó xác định mức độ phù hợp của bản thân đáp ứng yêu cầu của vị trí đó.
  • Ghi rõ cả những lưu ý và yêu cầu cụ thể, yêu cầu đặc biệt mà ứng viên cần chuẩn bị hoặc đáp ứng để ứng viên chuẩn bị đầy đủ trước buổi phỏng vấn. Chẳng hạn: yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệp, trang phục…
  • Chủ động gọi điện nhắc nhở ứng viên về buổi phỏng vấn, tránh trường hợp ứng viên quên do thời gian liên hệ hẹn phỏng vấn đã cách đó rất lâu.
  • Thực hiện phỏng vấn qua Skype nếu ứng viên gặp khó khăn trong giao tiếp trực tiếp, khó khăn trong quá trình di chuyển đến địa điểm phỏng vấn để tạo điều kiện tốt nhất cho ứng viên. Mặt khác, việc được phỏng vấn tại nhà hoặc một nơi thân thuộc giúp cho ứng viên có tâm lý thoải mái và tự tin hơn.
  1. Ứng viên đã nhận lời làm việc ở nơi khác

Đó là những ứng viên có nhiều hơn một sự lựa chọn công việc. Đa phần trường hợp này rơi vào loại ứng viên tiềm năng, đã có kinh nghiệm và được “săn đón” trong thời điểm họ đang có nhu cầu tìm việc. Lúc này, doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh với nhiều đối thủ khác nữa đang lăm le “cướp người” của bạn, và sẽ rất có thể, họ sẽ “cướp được người” nếu offer mức lương cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn hoặc đơn giản chỉ vì họ “oai” hơn về danh tiếng…

Để tránh tình trạng bị “hớt tay trên” dù đã nhắm được nhân tài, doanh nghiệp nên rút ngắn tối đa thời gian tuyển dụng, đồng thời có chiến lược đầu tư cho một thương hiệu tuyển dụng uy tín và lâu dài – chú trọng mức lương và các chế độ đãi ngộ tương xứng – ngay lập tức sắp xếp buổi phỏng vấn với ứng viên tiềm năng thay vì đợi đến hết thời gian nhận hồ sơ đã thông tin trước đó. Bởi, có thể trong khoảng thời gian đó, ứng viên này đã kịp cống hiến cho công ty khác rồi cũng nên.

  1. Ứng viên bận việc đột xuất hoặc quên lịch phỏng vấn

Bỏ qua những lý do mang tính biện minh hoặc sai sự thật, nhiều ứng viên bận việc quan trọng đột xuất thật sự hoặc quên mất lịch hẹn khiến họ không thể có mặt đúng buổi phỏng vấn. Khi đó, một số ứng viên sẽ gọi điện thông báo trước cho nhà tuyển dụng và chủ động đề nghị được hẹn vào một ngày khác; một số khác lại không và họ phải đợi đến email follow-up mới nhớ ra là mình đã bỏ lỡ buổi phỏng vấn. Hai lý do trên tuy có thể thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp của ứng viên nhưng trong trường hợp thiếu và cần người gấp thì nhà tuyển dụng nên linh hoạt sắp xếp và xử lý – có thể dời lịch phỏng vấn sang một ngày khác sau khi trao đổi cụ thể với ứng viên.

Để hạn chế tình trạng này, nhà tuyển dụng nên chủ động gọi điện hoặc gửi email nhắc nhở ứng viên về buổi hẹn phỏng vấn khoảng 1 ngày. Có thể ứng dụng những phần mềm quản lý nhân sự Faceworks cho phép tự động gửi email báo lịch phỏng vấn tới những người tham gia vừa giúp phía doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và nhân lực; vừa giúp ứng viên ghi nhớ cuộc hẹn.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phần mềm quản lý nhân sự – tiền lương, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể.

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

 

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT