Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Quản lý nhân sự thất bại – Vì sao?

Quản lý nhân sự thất bại – Vì sao?

17/10/2017 | 2466 lượt xem

Có những nhà quản lý được nhân viên yêu quý, tôn trọng vô cùng. Nhưng có những nhà quản lý thường xuyên bị nhân viên nói xấu, chỉ trỏ ra vào. Tại sao lại có sự khác biệt này? Cùng TIT tìm hiểu nguyên do nhé.

quan-ly-nhan-su-that-bai-vi-sao

  1. KHÔNG CHẤP NHẬN CÁI MỚI, KHÔNG MUỐN THAY ĐỔI

Không chấp nhận cái mới, không muốn thay đổi có hai nguyên nhân chính. Một là, người quản lý có tính bảo thủ bẩm sinh. Hai là, người quản lý quá bận rộn với công việc quản lý mà quên đi việc phải liên tục trau dồi, cải thiện các kỹ năng nên không nhân ra sự lỗi thời của bản thân.

Muốn công việc có năng suất cao và nhân viên luôn nể phục, không còn cách nào khác bạn phải luôn đi trước họ. Tức là, bạn biết các thông tin mới khi mà nhân viên chưa biết, bạn biết dùng các công nghệ mới trong khi các nhân viên còn chưa biết dùng. Bên cạnh đó, bạn phải đọc vị, kiểm soát được các hành động của họ. Nhưng làm thế nào để đọc vị và kiểm soát được hành động của nhân viên? Bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của phần mềm quản lý nhân sự. Nhờ có phần mềm quản lý nhân sự bạn có thể:

  • Nắm rõ thông tin cá nhân, ưu điểm, nhược điểm của từng nhân viên
  • Khối lượng công việc và tiến độ công việc của từng nhân viên
  1. QUÁ ĐỀ CAO BẢN THÂN

Nhiều quản lý cho rằng mình có hiểu biết cao hơn, giỏi hơn nhân viên. Bạn càng cho rằng mình tài giỏi thì đôi tai của bạn càng không thể nghe thấy những ý kiến hay ho khác. Bởi vì bạn đã mặc định cái của mình là tốt nhất, làm gì có cái tốt hơn để nghe.

Ngày nay chủ nghĩa cá nhân đang lên ngôi. Nhưng chủ nghĩa cá nhân ở đây là dám nghĩ, dám thể hiện chứ không phải là cực đoan chỉ biết đến bản thân. Không biết lắng nghe, không biết học hỏi chỉ làm bạn ngày càng thiển cận và tồi tệ hơn mà thôi. Một số biểu hiện của nhà quản lý nhân sự quá đề cao bản thân là:

Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo tình trạng này:

  • Kết quả công việc thất thường như giá cổ phiếu.
  • Không chấp nhận thất bại. Cố tìm cách đổ lỗi cho người khác
  • Không thích những cuộc thảo luận, bỏ phiếu kín
  • Dùng quyền lực để dự án đi theo ý tưởng của cá nhân mình.
  1. KHÔNG CÓ KẾ HOẠCH, ĐỊNH HƯỚNG CỤ THỂ

Sai lầm lớn nhất của nhà quản lý là làm việc không có kế hoạch, không có định hướng rõ ràng. Tâm lý đến đâu hay đến đấy hoặc cái khó ló cái khôn sẽ đẩy doanh nghiệp đến vực thẳm. Trong thương trường không có điều gì là ngẫu nhiên, là may mắn. Thực tế, may mắn có thể đến với bạn một lần, hai lần nhưng không thể may mắn cả đời.

Để doanh nghiệp luôn đạt được doanh thu mong muốn và có hướng đi đúng đắn thì bạn cần có kế hoạch rõ ràng. Ví dụ: Trong vòng 5 năm tới sẽ mở rộng 15 chi nhánh ở các thành phố: Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc.

Một quản lý thiếu định hướng, kế hoạch họ sẽ:  

  • Thiếu tự tin khi giao tiếp hoặc hợp tác với khách hàng, đối tác
  • Đưa ra những quyết định muộn. Quyết định đấy có thể có lợi ngay nhưng lại có hại về dài hạn.
  • Thường xuyên lo lắng, bồn chồn về quyết định của nhân.
  • Không thích những thay đổi hoặc những sự kiện bất ngờ. Hay phản đối những thay đổi có tác động lớn đến bản thân.
  • Không giao việc rõ ràng, chỉ phân công công việc bằng miệng không có văn bản đi kèm. Vì vậy nhân viên không hiểu học cần làm gì.

Nếu vi phạm 3 quy tắc trên chắc chắn việc quản lý nhân sự sẽ thất bại 100%. Là một người quản lý bạn nhất định phải cởi mở với những cái mới, tôn trọng ý kiến nhân viên, làm việc có kế hoạch theo định hướng cụ thể, biết sử dụng sức mạnh của phần mềm quản lý nhân sự. Chúc bạn thành công.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT