Trang chủ Phần mềm quản lý Doanh nghiệp Phần mềm quản lý Doanh nghiệp tổng thể ERP

Phần mềm quản lý Doanh nghiệp tổng thể ERP

Hiện nay rất nhiều công ty vừa và nhỏ ở Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ và chiếm một vị trí không hề nhỏ trong nền kinh tế. Một trong những bí quyết tạo nên thành công đó là nhờ ứng dụng phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp. Hầu hết các công ty kể cả các công ty lớn  được hỏi đều sử dụng phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp.

Thực tế cho thấy trong quy trình hoạt động của các doanh nghiệp, việc quản lý tổng thể toàn bộ doanh nghiệp gây khó khăn cho các nhà quản lý vì tốn rất nhiều thời gian trong việc tổng hợp và xử lý thông tin.

Đó là khi bạn cần đến một giải pháp ERP – một phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp.

Technology in the hands of businessmen

 

Vậy ERP – phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp là gì ?

     ERP (viết tắt của Enterprise Resource Planning), nguyên thuỷ ám chỉ một hệ thống dùng để hoạch định tài nguyên trong một tổ chức, một doanh nghiệp. Một hệ thống ERP điển hình là nó bao hàm tất cả những chức năng cơ bản của một tổ chức. Tổ chức đó có thể là doanh nghiệp, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức phi chính phủ… Một phần mềm ERP tích hợp những chức năng chung của một tổ chức vào trong một hệ thống duy nhất. Thay vì phải sử dụng phần mềm kế toán, phần mềm nhân sự-tiền lương, quản trị sản xuất… song song, độc lập lẫn nhau thì ERP gồm tất cả vào chung 1 gói phần mềm duy nhất mà giữa các chức năng đó có sự liên thông với nhau. 

                                             erp

Các phân hệ của phần mềm ERP – quản lý tổng thể doanh nghiệp       

1. Quản lý tài chính

Hệ thống phẩn mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp Faceworks giúp doanh nghiệp quản lý về tài chính theo 2 phương diện chính:

  • Kế toán tài chính: kế toán kho, kế toán công nợ, tài sản cố định, báo cáo thuế GTGT, báo cáo thuế TNCN, hóa đơn, báo cáo tài chính, quyết toán thuế, sổ kế toán, …
  • Kế toán quản trị: được tính hợp xuyên suốt trong hệ thống ERP để đưa ra các báo cáo tài chính và phi tài chính liên quan để doanh nghiệp có thể phân tích, đo lường, xử lý nhằm đưa ra các phương án tối nhất để đạt được hiệu quả kinh doanh.

2. Quản lý thông tin cung ứng và mua hàng

Quản lý chi tiết thông tin mua hàng, kế hoạch mua hàng , tình trạng thanh toán cũng như giao hàng. Tích hợp tốt với các phân hệ kho và kế toán.

3. Quản lý thông tin phân phối và bán hàng

Quản lý chi tiết thông tin thành phẩm, lập báo giá tự động, quản lý bảo hành, quản lý giao hàng và thanh toán. Tích hợp các thiết bị phần cứng như máy đọc/in mã vạch, các công nghệ 4.0 hiện đại nhất. Liên kết với các phân hệ kho và kế toán.

4.  Quản lý quan hệ khách hàng và nhà cung cấp

   Quản lý thông tin của khách hàng và nhà cung cấp, công nợ, hợp đồng, lịch sử liên hệ cũng như chăm sóc khách hàng. Hỗ trợ doanh nghiệp tối đa trong việc quản lý khách hàng, quản lý các cơ hội kinh doanh, dịch vụ bảo hành, marketing và chăm sóc khách hàng sau bán hàng. Tương tự với đối tượng là nhà cung cấp.            

5. Quản lý sản xuất

Quản lý xuyên suốt quá trình sản xuất với các chức năng import định mức trực tiếp vào phần mềm, lập kế hoạch sản xuất, lên lệnh sản xuất, quản lý thực tế sản xuất, liên kết với phận hệ quản lý kho để quản lý xuất, nhập, tồn kho. Tích hợp các phương thức quản lý đơn hàng, tự động tính chi phí sản xuất, tự động tính giá thành sản phẩm,…

6. Quản lý kho hàng

Quản xuất kho, nhập kho, tồn kho. Thường xuyên kiểm được hàng trong kho, chuyển kho, số lượng hàng sắp về, số lượng khách đã đặt mua nhưng vẫn ở trong kho, tồn kho tối ưu. Tự động xuất các phiếu nhập kho, xuất kho.

7. Quản lý tài sản

Quản lý các giao dịch liên quan đến tài sản cố định, hỗ trợ nhập thông tin tài sản mới, các giao dịch đối với tài sản, các phương pháp tính khấu hao tài sản,…

8. Quản lý công việc

Quản lý các đầu mục công việc trong doanh nghiệp, tự động giao việc theo các cấp, quản lý tiến độ thực hiện công việc của nhân viên và đưa ra các báo cá o tổng thể

9. Quản lý nhân sự và tính lương

Quản lý tổng thể và các nghiệp vụ về nhân sự như thông tin nhân viên, hợp đồng la o động, quản lý tuyển dụng, đánh giá công việc và năng lực của nhân viên,… Tích hợp với thiết bị phần cứng là máy chấm công.

10. Hệ thống báo cáo tổng thể doanh nghiệp   

Hệ thống báo cáo cho từng phân hệ và hệ thống các báo cáo theo yêu cầu cảu doanh nghiệp, cho phép lập báo cáo dưới các dạng biểu đồ để tăng tính trực quan đồng thời xuất và in các báo cáo trên phần mềm hỗ trợ tối đa cho việc theo dõi và chỉ số và công tác quản trị, đồng thời cắt bỏ công việc lập báo cáo mà con người vốn phải đảm nhận.

Lợi ích của ERP là giải pháp hiệu quả cho doanh nghiệp

Không phải bỗng dưng mà ERP trở thành một giải pháp xu hướng và được ưa chuộng như hiện nay. Những lợi ích và ứng dụng mà nó mang lại là vô cùng to lớn.

  • Hệ thống ERP hạn chế tối đa các công việc trùng lặp và đặc biệt là giảm thiểu các thao tác nhập liệu thủ công. Nhờ ERP, hoạt động quản lý của doanh nghiệp được chuẩn hóa thành một quy trình thống nhất, giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu dễ dàng và hiệu quả hơn.
  • Thay vì lưu dữ liệu ở nhiều nơi riêng rẽ, tất cả dữ liệu giờ được lưu trữ trên một hệ thống duy nhất. Cơ sở dữ liệu được đảm bảo và cập nhật kịp thời.
  • Giải pháp ERP hỗ trợ các nhà quản trị dễ dàng tiếp cận các thông tin đáng tin cậy để có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin. Giúp giảm trùng lặp và tăng tính thống nhất cho doanh nghiệp.
  • Lựa chọn giải pháp ERP có tính linh động cao có thể điều chỉnh dễ dàng khi doanh nghiệp thay đổi: Giao diện phần mềm ERP linh hoạt, dễ sử dụng, có khả năng tích hợp và mở rộng cao, có thể được vận hành ở bất cứ nơi đâu (làm việc mọi lúc, mọi nơi từ bất kỳ thiết bị nào).
  • Thông tin được cập nhập theo hệ thống thời gian thực, đảm bảo chính xác, đầy đủ giúp việc quản lý dễ dàng hơn và có thể kịp thời sửa chữa lỗi sai phát sinh trong quá trình sản xuất.
  • Phần mềm ERP khiến việc báo cáo trở nên dễ dàng và khả năng tùy chỉnh tốt hơn. Với khả năng báo cáo được cải thiện, công ty bạn có thể xử lý những yêu cầu dữ liệu phức tạp một cách dễ dàng. Người dùng cũng có thể lập báo cáo mà không phải phụ thuộc vào sự giúp đở của nhân viên IT.
  • Không giới hạn về quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh. Hệ thống ERP hoạt động linh hoạt, có thể dễ dàng tùy chỉnh quy trình theo từng ngành, từng nhu cầu của doanh nghiệp nên đảm bảo hoạt động tốt trong mọi quy trình nghiệp vụ của từng doanh nghiệp.
  • Sử dụng phần mềm ERP giúp doanh nghiệp giảm được chi phí đầu tư hơn nhiều so với việc đầu tư vào nhiều hệ thống rời rạc, không thống nhất.
  • Sử dụng ERP thì việc cung cấp cho khách hàng dịch vụ chăm sóc tối ưu trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. ERP giúp việc truy cập vào cơ sở thông tin cách khàng và lịch sử tư vấn dễ dàng và chính xác, nhờ đó, nhân viên kinh doanh và chăm sóc khách hàng có thể tương tác với khách hàng tốt hơn và điều đó giúp cải thiện mối quan hệ với khách hàng.
  • Hệ thống mới sẽ cải thiện độ chính xác, ổn định và bảo mật dữ liệu. Các thao tác hạn chế truy cập cũng có thể được tùy chỉnh nhờ hệ thống phân quyền.

So sánh hiệu quả trước và sau khi triển khai ERP (nguồn: Sổ tay đầu tư ERP, ICTRoi, 2014)

Xu hướng ERP tại Việt Nam

     Những năm gần đây, thị trường giải pháp ERP ở Việt Nam diễn ra rất sôi động do ngày càng có nhiều doanh nghiệp muốn hoàn thiện công tác quản lý để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, một công ty có thể chỉ mua một số gói nhất định tùy theo khả năng và nhu cầu của mình chứ không cần phải mua hết cả bộ (vì có thể họ không cần đến).

    Hiện nay có nhiều công ty đang áp dụng ERP trong công việc của mình. Ví dụ như Thế Giới Di Động. Trong một bài phỏng vấn hồi năm 2009, công ty này chia sẻ rằng họ đã tự xây dựng ERP của mình với nhiều chức năng, từ hành chính, nhân sự cho đến quản lý các món hàng cũng như việc bảo hành. Nếu không dùng giải pháp cây nhà lá vườn như TDGĐ thì các công ty có thể tìm kiếm những giải pháp được xây dựng sẵn, sau đó tùy nhu cầu mà tùy biến lại cho thích hợp (hoặc đi thuê một công ty bên thứ ba tùy biến).

    Chúng ta có thể kể đến một số phần mềm ERP nối tiếng như SAP ERP, Infor ERP LN, Oracle E-Business Suite. Đây là 3 tên tuổi ERP “lừng danh” và bộ phần mềm của họ nhắm đến những công ty vừa và lớn. Tuy nhiên với môi trường phần đông là doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay thì việc sử dụng những ERP lớn quá lãng phí và cũng không đủ khả năng. Thị trường cung cấp giải pháp ERP tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với giá cả phải chăng trong khi chất lượng không hề thua kém các công ty phần mềm lớn.

Phần mềm quản lý doanh nghiệp tùy chỉnh Faceworks

    TIT đang là đơn vị cung cấp giải pháp ERP dẫn đầu xu thế với phần mềm Faceworks có sự tích hợp cao các giải pháp hữu dụng nhất cho các doanh nghiệp. Faceworks là một bộ công cụ nền tảng. Theo đó, Faceworks cho phép người dùng có thể tự thao tác lập ra các trường dữ liệu theo ý muốn, cấu hình nên hệ thống phần mềm một cách dễ dàng. Sự linh hoạt, dễ tùy chỉnh chính là đặc tính nội trội của Faceworks. Nhờ có Faceworks, doanh nghiệp không còn cần phải thay đổi quy trình làm việc vốn có nếu muốn áp dụng phần mềm quản lý. 

 

Kết lại

    ERP là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tự kiểm soát được trạng thái năng lực của mình. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này hợp lý nhờ vào các quy trình nghiệp vụ thiết lập trong hệ thống. Hơn nữa ERP còn cung cấp cho các doanh nghiệp một hệ thống quản lý với quy trình hiện đại theo chuẩn quốc tế, nhằm nâng cao khả năng quản lý điều hành doanh nghiệp cho lãnh đạo cũng như tác nghiệp của các nhân viên. 

   ERP cho thấy hiệu quả đáng kinh ngạc mang lại sự phát triển tối ưu, khoa học cho các doanh nghiệp. Vì thế để doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ vững bền thì sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp – ERP là một trong những ưu tiên hàng đầu.

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT