Trang chủ Tin tức Kiến thức cho doanh nghiệp Bốn bước đưa nhà lãnh đạo trở thành nguồn cảm hứng của đội ngũ nhân sự

Bốn bước đưa nhà lãnh đạo trở thành nguồn cảm hứng của đội ngũ nhân sự

23/07/2018 | 1528 lượt xem

Bốn bước đưa nhà lãnh đạo trở thành nguồn cảm hứng của đội ngũ nhân sự

Việc nhận ra bản thân trở thành người đứng đầu và phải gánh vác vô số vấn đề lớn khiến cho các nhà lãnh đạo thường bỏ qua mối liên kết trực tiếp với nhân viên của mình. Nhà lãnh đạo có thể là người “quản lí” tốt, nắm bắt chi li các diễn biến hoạt động, nhưng điều đó không đồng nghĩa với một hiệu suất làm việc 100%. Đôi khi thay vì giám sát nhân viên từ A-> Z và khiến họ cảm thấy khó chịu, các nhà lãnh đạo có thể tạo cho nhân viên môi trường mà họ có thể tin tưởng để phát triển được. Và việc đó bắt đầu từ một phong cách lãnh đạo tươi mới, truyền cảm hứng.

Bốn bước đưa nhà lãnh đạo trở thành nguồn cảm hứng của đội ngũ nhân sự:

4 buoc dua nha lanh dao tro thanh nguon cam hung cho doi ngu nhan su-01

  1. Tạo nên văn hóa giao tiếp trong công ty

Bước thành công đầu tiên cho văn hóa giao tiếp, chính là giúp nhân viên làm quen với việc thể hiện quan điểm của mình. Bao giờ nhân viên cũng sẽ để ý thái độ của sếp mình trước khi dám đề xuất điều gì đó. Công việc đơn giản của bạn, với tư cách là nhà lãnh đạo, là giúp nhân viên biết rằng bạn sẽ luôn có mặt và sẵn sàng nói chuyện. Hãy trở thành một người có thể tiếp cận được. Bạn cần thẳng thắn, rõ ràng và trung thực đối với nhân viên của mình. Hiểu nhân viên sau những lần đối thoại trực tiếp cũng là cơ hội giúp bạn hiểu rõ nhu cầu và tư duy của họ, từ đó tìm cách khớp nối với sự phát triển của doanh nghiệp.

  1. Giúp nhân viên nhận ra mục tiêu của họ

Nhà lãnh đạo cần phải giúp nhân viên thấy được vị trí của họ phù hợp và quan trọng như thế nào đối với việc giúp công ty đạt được sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược. Điều ấy có thể được thể hiện thông qua khâu đào tạo đúng cách. Ngoài ra, việc giúp nhân viên có được mục tiêu không chỉ dừng lại ở việc giúp họ hiểu rõ giá trị của bản thân, mà còn là kích thích mong muốn và nỗ lực cống hiến của họ, thông qua các cuộc cạnh tranh công bằng và những đãi ngộ cụ thể.

  1. Nói không với quản lí vi mô

Quản lí vi mô là quá trình người lãnh đạo kiểm soát tất cả mọi thứ nhân viên làm dù là chi tiết nhỏ nhặt nhất. Điều đó trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng có thể gây tác dụng ngược trở lại. Nhân viên có thể cảm thấy gò bó, mất tinh thần, hạn chế sự sáng tạo, và làm việc một cách chống đối.

Thay vào đó, một khoảng không gian tự do có lẽ sẽ là giải pháp cho vấn đề. Nhà lãnh đạo cần khiến nhân viên cảm thấy bản thân họ được tin tưởng, từ đó thúc đẩy kĩ năng hoạt động độc lập.

  1. Luôn cân nhắc bất kì đóng góp phản hồi nào từ phía nhân viên

Tới bước cuối cùng, nhà lãnh đạo cần hành động để chứng tỏ sự tôn trọng của mình đối với các thành viên của công ty, chứ không chỉ đơn giản là lời hỏi thăm nhất thời. Và điều đó thể hiện qua việc đánh giá cao đóng góp của nhân viên cả trong phạm vi hoạt động của họ, và với các quyết định lớn của công ty. Điều này có thể được thể hiện qua các bảng khảo sát, qua các đề xuất trực tiếp, thậm chí xây dựng những nhóm nhỏ thảo luận tự do nhằm đóng góp ý tưởng.

Không có con đường nào dễ dàng cho sự phát triển lâu bền của một doanh nghiệp, nhưng trong sự khó khắn ấy, nỗ lực gắn kết giữa các nhà lãnh đạo và nhân viên, sẽ giúp tháo bỏ những nút thắt phức tạp nhất của vấn đề. Để có được một liên kết tốt như vậy, quý doanh nghiệp có thể tìm hiểu và áp dụng phần mềm quản lí nhân sự Faceworks, phần mềm giúp quản trị nhân sự hiệu quả, thông minh và tối ưu!

Thông tin liên hệ:

Công ty Cổ phần Dịch vụ và Công nghệ TIT

🏢 Tầng 16 – Vinaconex 6 – 475 Nguyễn Trãi – Hà Nội

🏘31/45A Ung Văn Khiêm, P25, Bình Thạnh, Tp.HCM

☎ 04 7306 1636

📞0974 69 6600

📧 info@tit-vn.com

🌏 https://faceworks.vn/

1. Chính sách quy định chung - 2. Chính sách bảo mật thông tin

CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ VÀ CÔNG NGHỆ TIT

Số ĐKKD 0105800187 do Sở KHĐT Tp. Hà Nội cấp ngày 23/02/2012 - Người đại diện: Đinh Đức Toàn

Bản quyền © thuộc công ty Cổ Phần Dịch Vụ Và Công Nghệ TIT